Xu hướng nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục
Xu hướng nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục

Kết quả phân tích 73 công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus cho thấy có 3 xu hướng chính trong các nghiên cứu về chủ đề này là: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học dưới tác động của đại dịch Covid 19; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục và Phát triển năng lực số.

Năng lực số và hiệu quả tài chính, phi tài chính trong các doanh nghiệp lĩnh vực bán dẫn

Nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn mới về các khía cạnh khác nhau của chuyển đổi kỹ thuật số trong hệ sinh thái kinh doanh, trường hợp ngành bán dẫn. Nghiên cứu đã chỉ ra các mối liên hệ giữa năng lực số và hiệu quả tài chính, phi tài chính trong các doanh nghiệp lĩnh vực bán dẫn.

Giải pháp phát triển môi trường giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học

Bài viết phân tích, làm rõ đặc điểm, sự biến đổi của môi trường giáo dục đại học (môi trường giảng dạy, môi trường khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, môi trường hợp tác và phát triển cộng đồng), kết luận rằng cần đề xuất cách tiếp cận mới về môi trường giáo dục đại học và đề xuất các nhóm giải pháp phát triển môi trường giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học hiện nay.

Hướng dẫn sử dụng ứng dụng Mendeley trong quá trình viết bài báo khoa học

Hiện nay có nhiều ứng dụng được các nhà xuất bản cung cấp để các nhà khoa học có thể sử dụng trong quá trình viết bài báo khoa học, nhằm tiện lợi và nhanh chóng cấu trúc bài báo theo các chuẩn trích dẫn khác nhau. Bài viết này tóm lược giới thiệu cách sử dụng ứng dụng Mendeley (miễn phí) của nhà xuất bản Elsevier.

Trích dẫn và đạo văn trong nghiên cứu khoa học

Hiện nay có nhiều chuẩn trích dẫn khác nhau cũng như có những cách hiểu chưa rõ và đầy đủ về vấn đề trích dẫn trong nghiên cứu khoa học. Bài viết này chia sẻ một số nội dung cơ bản về trích dẫn trong nghiên cứu khoa học, bao gồm các nguyên tắc chính và một số lưu ý khi trích dẫn.

Đề xuất một số phẩm chất quan trọng giảng viên cần có để triển khai hình thức học tập kết hợp tại các trường đại học

Mặc dù học tập kết hợp (blended learning) có những lợi ích không thể thay thế, song việc triển khai hình thức giảng dạy này vẫn được xem là một thách thức lớn. Trong đó, giáo viên là người đóng vai trò trung tâm đối với thành công của hình thức học tập này. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bram Bruggeman và cộng sự sử dụng cách tiếp cận toàn diện để xác định các phẩm chất nào của giảng viên có tác động lớn nhất đến hiệu quả của việc triển khai học tập kết hợp tại các trường đại học.

Xếp hạng đại học ở Trung Quốc: chính sách xếp hạng, đầu tư và kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Việc áp dụng bảng xếp hạng đại học ở Trung Quốc như một sự nhập khẩu của một tổ chức toàn cầu và được thúc đẩy bởi một chương trình nghị sự của chính phủ nhằm tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế tổng thể của đất nước trên trường thế giới, gồm cả trong lĩnh vực học thuật. Thứ hạng đại học, các chỉ số hoạt động khác đã là một phần hữu cơ của chính sách khoa học và giáo dục đại học Trung Quốc, đồng thời là một yếu tố nổi bật trong quá trình lập kế hoạch phát triển và cải cách quốc gia.

Xếp hạng đại học ở Trung Quốc: Câu chuyện về sáng kiến “Song nhất” (Double First Class)

Các trường đại học ở Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể trên bảng xếp hạng quốc tế trong thời gian vừa qua. Bài viết này cung cấp thông tin về một chính sách mang “đặc trưng Trung Quốc” về chủ đề xếp hạng đại học “Double First Class” – chính sách tạo nên thành tựu vượt bậc và nhanh về xếp hạng đại học của Trung Quốc trong gần một thập kỉ qua.

Xác định bản sắc học thuật cụ thể có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực học sinh lựa chọn theo đuổi trong tương lai

Học sinh có xu hướng coi mình là “dân toán học” hoặc “dân ngôn ngữ”, ngay cả khi học sinh có giỏi cả hai. Trước thực tế đó, Surui Wan (Viện Đại học Wisconsin-Madison) nghiên cứu tìm hiểu học sinh bắt đầu hướng tới việc xác định bản sắc học thuật cụ thể khi nào. Việc xác định bản sắc học thuật cụ thể, là một trong những lý do khiến học sinh chọn con đường sự nghiệp tương ứng trong tương lai.

Ảnh hưởng của độ tuổi bắt đầu đi học đối với trình độ học vấn và lĩnh vực nghiên cứu STEM: một phân tích sử dụng dữ liệu điều tra dân số Tây Ban Nha

Hai tác giả Manuel T. Valdés & Miguel Requena thực hiện nghiên cứu mang tên “The effect of the age at school entry on educational attainment and field of study: an analysis using the Spanish census” nhằm đánh giá xem độ tuổi nhập học có ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành giáo dục trong lĩnh vực nghiên cứu STEM hay không. Nghiên cứu có ý nghĩa kế thừa những nghiên cứu đi trước, đồng thời, chỉ ra những phát hiện mới thú vị về relative age effect (Hiệu ứng tuổi tác tương đối).

Sự suy giảm học tập trực tiếp trong COVID-19 làm gia tăng khoảng cách thành tích của học sinh trong trường học

Đã ba năm kể từ khi COVID-19 “tấn công” thế giới và gây thiệt hại cho giáo dục. Theo cảnh báo của UNICEF, lỗ hổng giáo dục do đại dịch COVID - 19 gây ra “gần như không thể khắc phục được”. Trước thực trạng đó, nhóm tác giả Chol-Kyun Shin, Youngeun An & Soon-young Oh thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tác động của việc suy giảm học tập trực tiếp trong bối cảnh COVID-19 đối với khoảng cách thành tích học tập của học sinh.

Một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Wikipedia trong nghiên cứu và bài tập

Trước những lo ngại về việc sử dụng nguồn tri thức trên Wikipedia, bài viết của hai tác giả Bridget Retzloff & Katy Kelly chỉ ra một số ưu và nhược điểm đối với sinh viên đại học khi sử dụng Wikipedia trong nghiên cứu, bài tập.

Ý nghĩa của dạy học văn bản văn học trong giáo dục ngoại ngữ

Văn học và ngôn ngữ là hai cạnh không thể tách rời. Do đó, bài báo của Luukka xem xét ý nghĩa của dạy học văn bản văn học trong giáo dục ngoại ngữ của các giáo viên dạy tiếng Anh trung học phổ thông tại Phần Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy dạy học văn bản văn học trong giáo dục ngoại ngữ phản ánh sự cân bằng giữa việc thừa nhận giá trị văn học đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân học sinh và giá trị của văn học đối với việc học ngoại ngữ.

Quản lý danh tính sinh viên trong đào tạo từ xa (distance learning) tiếp cận từ góc nhìn công nghệ

Sự chuyển đổi nhanh chóng của việc dạy và học truyền thống sang đào tạo từ xa của các trường đại học trong đại dịch COVID-19 làm dấy lên một số lo ngại về độ tin cậy của các hoạt động học tập trực tuyến, đặc biệt là về quản lý danh tính người học. Do đó, bài viết của David Portugal cùng cộng sự trình bày đánh giá toàn diện về những nỗ lực xung quanh việc nhận dạng người dùng, tập trung vào các hệ thống giám sát thông minh và phương pháp định danh tự động trong giáo dục.

Một số rào cản ảnh hưởng tới kĩ năng quản lí tài chính của sinh viên tại Trung Quốc

Quản lí tài chính cá nhân là một kĩ năng quan trọng được nhiều chuyên gia và tổ chức giáo dục khuyến nghị nên được phổ cập từ khi còn trên ghế nhà trường. Để trả lời câu hỏi: “Liệu học tài chính có cải thiện thói quen và hiểu biết về tài chính của sinh viên hay không?”, tác giả Wei Huang cùng cộng sự đã thực hiện nghiên cứu mang tên “Does enrolling in finance-related majors improve financial habits? A case study of China’s college students”.

Tầm quan trọng của những câu hỏi trong nghiên cứu khoa học trước bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo và đề xuất

Năm 2023, hơn 100 triệu người đã sử dụng ChatGPT, khiến ứng dụng này trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. ChatGPT không chỉ tập trung vào khả năng nắm bắt các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau mà còn cả cách đặt câu hỏi một cách chính xác. Do đó, bài viết của Verhulst và Ananthaswamy đã trình bày tính cấp thiết của các câu hỏi trong nghiên cứu khoa học, cách đặt câu hỏi trước sự phát triển của AI và đề xuất.

Vấn đề tự chủ trong quản trị giáo dục đại học tại Việt Nam

Quản trị thường đề cập đến sự phối hợp các hoạt động của một hệ thống xã hội. Những phân tích của Thanh Nghi Pham và Kimberly Goyette trong chương 10: Higher Education Governance in Vietnam: Statism Versus Institutional Autonomy, thuộc cuốn sách “Transformations in Higher Education Governance in Asia. Higher Education in Asia: Quality, Excellence and Governance” đã chỉ rõ quyền lực ảnh hưởng như thế nào đến sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các trường đại học trong quá trình quản trị.

Thực trạng kỹ năng giảng dạy STEM của giáo viên tiểu học ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Qua phân tích kết quả khảo sát bằng SPSS, nghiên cứu của Le Thi Xinh và Bui Van Hong trình bày thực trạng kỹ năng dạy học STEM của giáo viên tiểu học tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, phát triển kỹ năng dạy học STEM cho giáo viên, đáp ứng với điều kiện hiện nay.

Khách quan - yếu tố giúp chuẩn hoá chính sách, công nghệ và quản trị giáo dục hướng dữ liệu

ác công nghệ mới dựa trên nền tảng dữ liệu đã hứa hẹn một kỷ nguyên mới của sự chính xác và khách quan trong hoạch định chính sách và quản trị giáo dục. Tuy nhiên, tính khách quan có được từ số liệu mà các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm lại là kết quả của những biện pháp chuẩn hoá và lượng hoá được triển khai nhằm giải quyết các tranh cãi xung quanh định nghĩa và cách thức đo lường năng lực con người, bằng cách xếp họ vào các “loại nhóm” để rồi “số hoá”.

Một nghiên cứu về quan điểm của các giáo viên đối với việc sử dụng công nghệ của học sinh

Điện thoại thông minh, máy tính, các phương tiện truyền thông xã hội và Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em và thanh thiếu niên, kể cả ở trường học. Tuy nhiên, thực tế cách thức trẻ em và thanh thiếu niên ứng dụng các lợi ích của công nghệ trong học tập và giải trí đã làm giảm bớt những lo ngại về rủi ro khi đối tượng này dành quá nhiều thời gian trên màn hình hoặc hoạt động trực tuyến.