Sinh ra với thân hình bất thường không tay, không chân vì di chứng chất độc da cam, chàng trai người dân tộc Jrai Nay Djruêng may mắn vươn lên như một mầm cây mạnh mẽ giữa đại ngàn.
Nhìn những chiếc bàn, ghế trống trơn, học sinh đã bỏ về giữa chừng vì đói, thầy Tùng không khỏi xót xa. Thương học trò, thầy đã vận động các “Mạnh thường quân” mua bánh mì cho các em. Nhà cách trường 40 cây số nên mỗi ngày, thầy phải dậy từ 4 giờ sáng, đi qua lấy bánh và mang đến trường. Ở đó, hàng trăm học sinh Ba Na chân còn dính đầy đất đỏ đã đứng chờ những chiếc bánh mì nóng hổi.
Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập nhằm xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu đã được tỉnh Đắk Nông ban hành và triển khai có hiệu quả trong nhiều năm qua. Đến nay, tỉnh đã mở hàng trăm khóa học xóa mù chữ giúp hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết, từ đó biết cách áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Xác định công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tỉnh Hà Giang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lồng ghép linh hoạt nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện các chính sách một cách hiệu quả.
Ngày nhận quyết định phân công công tác ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Dang, thầy Bnướch Zói mừng rơi nước mắt khi được về giảng dạy tại chính bản làng mình. “Thế là giấc mơ ‘cõng chữ về làng’ của tôi đã thành hiện thực”, thầy Bnướch Zói xúc động nói.
Bữa ăn trưa đơn giản với cơm, thịt băm xào bí đỏ, khoai tây, canh bí xanh, nhưng đó cũng là “điều ước có thật” với những trẻ em người Mông tại điểm trường Sáng Xoáy, Trường Mầm non Thái Sơn, thuộc xã Thái Sơn, điểm trường xa xôi nhất của huyện Bảo Lâm - huyện khó khăn nhất của tỉnh nghèo biên viễn Cao Bằng.
Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Dù vậy, Thái Nguyên vẫn còn 1.200 người trong độ tuổi từ 15-60 mù chữ mức độ 1 (chưa hoàn thành chương trình học lớp 3); 1.938 người mù chữ mức độ 2 (chưa hoàn thành chương trình học lớp 5). Đối tượng xóa mù chữ tập trung ở các huyện: Võ Nhai, Định Hóa; một số ít ở huyện Đồng Hỷ, Đại Từ...
Thương những học trò không thể đến trường vì nhà cách sông, không ai đưa đón, suốt 19 năm qua, cô Quách Thị Bích Nụ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Hoà (xã Yên Hoà, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) đã tình nguyện chèo đò đến tận nhà đưa đón học sinh. Bên dòng sông Đà, lớp lớp thế hệ học sinh đã được học tập, trưởng thành nhờ những chuyến đò miệt mài của cô giáo Nụ.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, công tác xóa mù chữ ở Gia Lai đã từng bước củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thúc đẩy phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thu hẹp khoảng cách mặt bằng dân trí giữa các vùng và địa phương. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xóa mù chữ tại Gia Lai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới với đa dạng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tại các bản, làng vùng sâu, vùng xa, nhiều người dân hiện nay vẫn chưa biết chữ. Xác định công tác xóa mù chữ là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương mở nhiều lớp xóa mù chữ, nâng cao dân trí cho người dân.
Trong những năm qua, việc tổ chức và duy trì lớp học xóa mù chữ là nhiệm vụ chính được tỉnh Nghệ An giao cho các trường tiểu học đóng trên địa bàn, đồng thời có sự phối hợp tham gia của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội địa phương.
Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại các địa phương vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Đây là hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức và vai trò của người đồng bào dân tộc thiểu số trong cộng đồng.
Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là nỗ lực thầm lặng và quyết tâm trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Nhờ các lớp xóa mù chữ mà người dân vùng cao ở Nghệ An từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế.
Những người nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện biên giới Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) đều đặn mỗi tối vẫn chăm chỉ đến lớp học xóa mù chữ để thực hiện ước mơ viết được tên mình, tính toán các con số không bị nhầm lẫn khi mua, bán nông sản cho các thương lái.
Công tác xóa mù chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, miền múi là một đề án có ý nghĩa thiết thực đối với bà con ở các xã vùng sâu, vùng xa trên khắp đất nước trong đó có địa bàn vùng biên cương tỉnh Sơn La.
Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm triển khai công tác xoá mù chữ, nhiều lớp học xóa mù chữ đã được tích cực thực hiện tại tỉnh Hà Giang. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 5 Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ nam 2021 đến năm 2025.
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ. Việc duy trì và nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ sẽ giúp bà con ở vùng cao nâng cao nhận thức, từ đó tự lực để vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Công tác xóa mù chữ được các cấp, ngành Đắk Lắk quan tâm, triển khai thực hiện. Số người được huy động tham gia học lớp xóa mù chữ ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân nơi đây về công tác này.
Tại tỉnh Điện Biên hiện nay, ở các bản làng, vùng sâu, vùng xa nhiều người dân vẫn chưa biết chữ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định công tác xóa mù chữ là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương mở nhiều lớp xóa mù chữ, nâng cao nền tảng dân trí cho người dân.
Bình Liêu là huyện có tỉ lệ người dân mù chữ cao nhất của tỉnh Quảng Ninh, tập trung chủ yếu tại nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó, việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ giúp người dân vùng cao tiếp cận với con chữ, biết đọc, biết viết thành thạo tiếng Việt phổ thông, đồng thời tiếp cận được với những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào cuộc sống là rất cần thiết