Cộng đồng học thuật thế giới thường làm gì khi phát hiện một hành vi vi phạm “liêm chính”?
Cộng đồng học thuật thế giới thường làm gì khi phát hiện một hành vi vi phạm “liêm chính”?

Bài viết giới thiệu 5 nội dung hay đúng hơn là 5 khuyến nghị cho cộng đồng học thuật khi đối mặt với các thông tin, sự kiện về vi phạm liêm chính.

Rút lại bài báo (Retraction): Nguyên nhân và trách nhiệm của phản biện

Bài viết này phân tích hiệu quả của quy trình đánh giá ngang hàng trong việc ngăn ngừa các bài báo khoa học bị thu hồi. Nghiên cứu cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các bài báo bị đề nghị từ chối trong giai đoạn bình duyệt, trong khi phần lớn được chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi nhỏ. Điều này phản ánh hạn chế của quy trình trong việc phát hiện sai sót trước khi xuất bản, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả đánh giá ngang hàng để bảo đảm tính minh bạch trong khoa học.

Rút lại bài báo đã công bố (Retractions) là cách để các nhà khoa học có thể tiến về phía trước

Một nghiên cứu năm 2017 phát hiện ra rằng các tác giả rút lại bài báo của mình do lỗi sẽ nhận được lời khen ngợi từ những người đánh giá ngang hàng và các nhà nghiên cứu khác vì sự trung thực của họ. Bài viết giới thiệu một số trường hợp đề nghị rút bài báo và bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với tác giả về chủ đề “thú vị” này.

Xu hướng gia tăng các hội thảo “săn mồi” và một số khuyến nghị

Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn đầu sự nghiệp đang trở thành mục tiêu của các hội thảo “săn mồi”. Theo đó, các nhà khoa học cần phải nâng cao nhận thức và xem xét áp dụng các biện pháp pháp lý để giải quyết, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của về các hành vi “săn mồi”, trục lợi này.

Tạp chí Giáo dục (VJE) và Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) trao đổi kinh nghiệm gia nhập SCOPUS

Ngày 16/8/2024, tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục (VJE) đã có buổi làm việc với Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES). Với những thành quả đạt được trong quá trình gia nhập vào các chỉ mục quốc tế uy tín, đặc biệt là sự kiện JABES chính thức được công nhận nằm trong Danh mục SCOPUS ở phân vị Q1, buổi làm việc nhằm trao đổi kinh nghiệm của JABES về chiến lược, lộ trình, cách thức, kỹ thuật xây dựng tạp chí đáp ứng các tiêu chí của SCOPUS.

11 tạp chí khoa học Việt Nam gia nhập vào Hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ACI) năm 2024

Ngày 15/7, Hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI) đã thông báo kết quả xét duyệt các tạp chí khoa học được chấp nhận vào năm 2024. Vietnam Journal of Education (Tạp chí Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo phiên bản tiếng Anh) là một trong 11 tạp chí khoa học của Việt Nam chính thức được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu ACI năm nay.

Rào cản đối với năng suất nghiên cứu của giới học thuật ở các cơ sở giáo dục đại học Tanzania: Nhu cầu can thiệp chính sách

Trong những năm gần đây, năng suất nghiên cứu đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về chất lượng của các trường đại học. Tuy nhiên, bất chấp sự chú trọng này, ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, số lượng công trình khoa học cũng như danh tiếng của các cơ sở đại học vẫn còn tương đối hạn chế. Nghiên cứu của Kadikilo và cộng sự (2024) nhằm mục đích khám phá các rào cản đối với năng suất nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Tanzania.

Quỹ Bill & Melinda Gates khuyến khích cung cấp miễn phí các công trình chưa qua bình duyệt (preprints)

Chính sách mới này đã thu hút được sự tán thưởng từ những người ủng hộ quyền truy cập miễn phí vào các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ tỏ ra lo ngại với các bản preprints và cho rằng nếu chính sách được áp dụng rộng rãi sẽ có nguy cơ thúc đẩy sự gia tăng của các nghiên cứu kém chất lượng.

Hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ACI): Tiêu chí xét duyệt từ năm 2024

Bài viết giới thiệu và tổng hợp một số thông tin về hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (Asean Citation Index - ACI) và các nội dung đánh giá, yêu cầu, cách cho điểm của từng tiêu chí trong Bộ tiêu chí xét duyệt mới.

Liệu mọi “tạp chí săn mồi” đều thực sự “săn mồi”?

Xuất phát từ nhu cầu công bố bài báo khoa học của các học giả bởi lợi ích về tài chính và sự thăng tiến trong công việc, tình trạng này được nhiều cá nhân và tổ chức xuất bản học thuật biết đến; theo đó, một trong số họ đã và đang cố gắng lợi dụng nhu cầu này nhằm kiếm lợi nhuận từ các học giả. Trong giới học thuật nay đã xuất hiện một nhóm các tạp chí và nhà xuất bản hứa hẹn quá trình xét duyệt và xuất bản nhanh chóng với mức phí xử lý phù hợp. Những tạp chí này được gọi là tạp chí “săn mồi”.

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh và Xuất bản khoa học: Chính sách của Korean Journal of Radiology và các cơ quan uy tín

Bài báo của Seong Ho Park thảo luận về tiềm năng và thách thức của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative Artificial Intelligence/ Generative AI) trong khoa học, kêu gọi các nhà xuất bản và cộng đồng khoa học hợp tác để xây dựng các hướng dẫn và chính sách phù hợp để đảm bảo tính toàn vẹn và đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

Covidence - Một công cụ hỗ trợ tổng quan tài liệu

Dù là sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, hay thậm chí là các giáo sư trong ngành đều gặp ít nhiều khó khăn trong bước tổng quan tài liệu. Người làm nghiên cứu có thể sẽ phải xử lý hàng loạt các tác vụ thủ công, khiến họ dễ nản chí và bỏ cuộc ngay từ đầu. Vì vậy, Covidence đã ra đời như một công cụ hỗ trợ bước tổng quan nghiên cứu, và cả những nghiên cứu tổng quan hệ thống (systematic review).

Đánh giá các chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng bảo đảm tính bền vững về đầu ra, nội dung học tập và cách tiếp cận sư phạm

Nghiên cứu của nhóm tác giả Anh Ngoc Nguyen và cộng sự tìm hiểu thực trạng việc tích hợp các yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) trong các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, dựa trên các khía cạnh nội dung giảng dạy, đầu ra học tập và cách tiếp cận sư phạm, thông qua việc phân tích 429 chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Việt Nam).

Có phải chúng ta đang bắt đầu kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực xuất bản học thuật?

Gần đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước sự tiến bộ của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như ChatGPT (OpenAI). Cụ thể, với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), AI có thể tạo ra nội dung bằng văn bản tương tự như các sản phẩm do con người tạo ra. Trong bài viết này, Quan-Hoang Vuong và cộng sự sẽ thảo luận về một số điểm chính liên quan đến thực trạng và tương lai của AI trong giới học thuật; đồng thời trình bày một số kinh nghiệm thực tế khi làm việc với ChatGPT.

Hiệu suất của các tạp chí Scopus trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp và sinh học ở Indonesia

Với phương pháp trắc lượng thư mục, Putera và cộng sự đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về xu hướng nghiên cứu và mạng lưới các nhà nghiên cứu và đồng nghiên cứu của Indonesia trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp và sinh học.

Chat GPT có thể được xem là tác giả của một bài báo khoa học không?

Vào cuối năm 2022, sự xuất hiện của ChatGPT, một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng viết đáng kinh ngạc đã gây chấn động lớn trong giới học thuật. Theo một số nguồn tin, đã có các nhà nghiên cứu liệt kê chatbot (bao gồm cả phiên bản trước đó của nó) là đồng tác giả cho bài báo của họ. Đáp lại, Nature và Science bày tỏ quan điểm rằng chatbot này không thể được liệt kê là tác giả trong các bài báo họ xuất bản.

Xây dựng, phát triển và vận hành nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội: Kinh nghiệm từ Research Coach in Social Sciences

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 5 năm thành lập RCISS , TS. Phạm Hiệp đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình về RCISS như là một NNC. Trong phần đầu bài viết, tác giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân trong việc xây dựng, phát triển và vận hành NNC RCISS. Trong phần 2, tác giả trình bày một số suy nghĩ về việc xây dựng, phát triển và vận hành NNC trong lĩnh vực KHXH ở Việt Nam. Một số góp ý cho các nhà làm chính sách, lãnh đạo đại học cũng sẽ được đưa ra ở cuối phần này.

So sánh hai công cụ hỗ trợ viết tiếng Anh Grammarly và Writefull

Grammarly và Writefull là hai công cụ hỗ trợ viết rất phổ biến hiện nay. Cả 2 đều được thiết kế để nâng cao chất lượng giao tiếp bằng văn bản tiếng Anh. Tuy nhiên, hai công cụ phục vụ các mục đích và cung cấp các tính năng khác nhau.

Giới thiệu Bộ Hướng dẫn của Turnitin về sử dụng AI trong lớp học

Bằng các thuật toán tiên tiến và cơ sở dữ liệu khổng lồ của mình, Turnitin đã đi đầu trong việc ngăn chặn đạo văn trong hơn hai thập kỷ qua, cho phép các tổ chức giáo dục phát hiện hành vi đạo văn, cung cấp phản hồi được cá nhân hóa và thúc đẩy văn hóa liêm chính trong môi trường học thuật.

Một số lưu ý khi sử dụng Turnitin để kiểm tra tài liệu bằng tiếng Việt

Những năm gần đây, để đảm bảo tính liêm chính trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, nhiều trường đại học đã có tiến hành sử dụng phần mềm Turnitin để rà soát các sản phẩm học thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng Turnitin hiện tại vẫn chưa hiệu quả và đang dẫn đến các vấn đề đáng quan ngại khác do những hiểu lầm về Turnitin. Thông qua tìm hiểu về phần mềm này và thử nghiệm sử dụng Turnitin với các tài liệu tiếng Việt, chúng tôi đưa ra một số thảo luận và khuyến nghị dưới đây.