Xã hội hoá và xã hội hoá trong giáo dục: Hiểu toàn diện và ứng xử
Xã hội hoá và xã hội hoá trong giáo dục: Hiểu toàn diện và ứng xử

Xã hội hóa giáo dục là quá trình mở rộng sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, và cộng đồng vào hệ thống giáo dục, bên cạnh vai trò chủ đạo của nhà nước. Bài viết phân tích các cách tiếp cận khác nhau của xã hội hóa giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam, làm rõ cách mà sự tương tác này giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng các yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thực hiện “Chuẩn đầu ra” trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

Nghị quyết số 29-NQ/TW và Luật Giáo dục 2019 đã nêu rõ yêu cầu về "chuẩn đầu ra" trong giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, tuy nhiên quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 tại cấp tiểu học vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy học và đánh giá theo các yêu cầu cần đạt. Bài báo này phân tích thách thức và đề xuất các giải pháp cụ thể giúp giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình hiệu quả hơn, đảm bảo chất lượng và mục tiêu đề ra.

Kỳ thi THPT Quốc gia ở Úc: Tiếng Anh bắt buộc, định hướng nghề nghiệp linh hoạt

Hệ thống giáo dục THPT của Úc gần đây đã có sự thay đổi quan trọng khi Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trên toàn quốc. Ngược lại, các môn học như Toán và Ngữ văn từng là yêu cầu chung, nay được chuyển sang dạng môn tự chọn. Điều này mang lại sự linh hoạt cho học sinh trong việc lựa chọn môn học, giúp họ định hướng rõ ràng hơn cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Tương lai của công nghệ Blockchain trong giáo dục?

Blockchain - công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin toàn cầu, đang mở ra những triển vọng mới mẻ cho ngành giáo dục. Blockchain có tiềm năng cách mạng hóa ngành giáo dục bằng cách cung cấp một nền tảng an toàn, minh bạch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cơ hội, tiện ích và cả những thách thức khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục.

“Logic mờ” (Fuzzy Logic) - Tiềm năng cho hoạt động đánh giá trong giáo dục đại học

Hoạt động kiểm tra và đánh giá sinh viên có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đại học. Các phương pháp đánh giá truyền thống thường gặp hạn chế trong việc phản ánh chính xác năng lực của sinh viên. Trong bối cảnh này, “Logic mờ” (Fuzzy Logic) được đánh giá như một công cụ hữu ích, giúp cải thiện độ chính xác và khách quan trong quá trình đánh giá.

Mối quan hệ giữa Trí tuệ nhân tạo (AI) và Đào tạo từ xa (Distance learning)

Trí tuệ nhân tạo là một trong những công cụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo từ xa. Bài viết làm sáng tỏ chủ đề trí tuệ nhân tạo và đào tạo từ xa, bằng cách nêu mối quan hệ tương tác giữa chúng và vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ đào tạo từ xa, cùng với những thách thức mà trong quá trình ứng dụng công nghệ này.

Những thách thức trong việc triển khai lớp học đảo ngược ở đại học

Lớp học đảo ngược đã dần trở thành một phương tiện tiềm năng để tăng cường sự tham gia của sinh viên, cải thiện kết quả học tập và thích ứng với bối cảnh giáo dục đang thay đổi. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích tiềm năng của học tập đảo ngược là một số thách thức trong việc triển khai mô hình lớp học này.

Dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Kinh nghiệm quốc tế cho giáo dục Việt Nam

Việc dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các trường học đã trở thành một vấn đề được quan tâm rộng rãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các chính sách và phương pháp tiếp cận việc dạy tiếng Anh ở mỗi nước đều mang tính đặc thù, phản ánh sự phức tạp của hệ thống giáo dục và nhu cầu của từng quốc gia.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Kinh nghiệm quốc tế, thách thức và giải pháp cho giáo dục Việt Nam

Quản lý dạy thêm và học thêm không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ một số nước phát triển ở Châu Á đến Pháp và Phần Lan, mỗi quốc gia đều áp dụng các biện pháp quản lý (chứ không cấm hoàn toàn) nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh và cải thiện chất lượng giáo dục công lập. Đối với Việt Nam, việc học hỏi từ các mô hình quốc tế có thể mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý dạy thêm, góp phần xây dựng nền giáo dục bền vững.

Bàn luận về ý nghĩa của “phát minh” và “đổi mới” trong giáo dục

Bài viết của tác giả Leslie Wilson, CEO Viện One-to-One, bàn luận về sự khác biệt bản chất giữa hai khái niệm “phát minh” và “đổi mới” trong giáo dục. Trong khi “đổi mới” là một khái niệm mang tính vĩ mô, định hướng; thì “phát minh” là sự hiện thực hoá các ý tưởng của đổi mới, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng trong giáo dục. Hai khái niệm này không loại trừ mà bổ sung, phát triển cho nhau.

Hội nhập quốc tế giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong tình hình mới

Xu thế hội nhập quốc tế đối với giáo dục đại học ở Việt Nam cần có những phương pháp tiếp cận và quy trình hành động phù hợp với bối cảnh, điều kiện và mục tiêu phát triển của đất nước và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo, mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Tích hợp công nghệ số vào dạy học môn Toán trong hệ thống giáo dục K-12 (giáo dục phổ thông) tại Thuỵ Điển

Nghiên cứu của nhóm tác giả Olga Viberg và cộng sự được tiến hành tại 3 lớp học Toán bậc trung học, trong đó, các giáo viên đã tìm cách cải thiện công việc giảng dạy và học tập của học sinh bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc học tập môn Toán sử dụng công nghệ số.

Làm cách nào để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy tự tin hơn trong trường học?

Sự tự tin là một trong những yếu tố cần thiết giúp học sinh thành công hơn trong học tập. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp có xu hướng cảm thấy tự ti về trường học so với học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội cao. Vậy đâu là phương pháp để làm tăng sự tự tin của các em ?

Thực tế tăng cường và thực tế ảo: Công nghệ nào sẽ làm thay đổi giáo dục?

Thực tế tăng cường và thực tế ảo là bộ đôi công nghệ “song sinh dính liền”: bạn dường như không thể nói về một trong hai công nghệ này mà không nói về phần còn lại. Nhưng giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường, đâu mới là công nghệ phù hợp nhất cho giáo dục?

Cặp song sinh có nên học riêng lớp không?

Ngày nay, nhiều trường học tách các cặp song sinh ra hai lớp riêng biệt vì họ cho rằng điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển các bản sắc riêng biệt của các em. Một nghiên cứu tại Úc được tiến hành nhằm tìm ra mức độ hiệu quả của phương pháp này và đề xuất hướng đi đúng đắn cho những trường học có các cặp song sinh đang theo học.

Tư duy lại giáo dục: Hướng tới những chân trời kiến thức mới

Nối tiếp bài báo trước, trong bài viết này, GS. TS Phạm Tất Dong đề cập đến sự phong phú của hành trình tri thức ngày nay, đánh dấu nhiều hướng tiếp cận để đạt đến những chân trời mới của kiến thức.

Tư duy lại giáo dục: Khẳng định lại cách tiếp cận giáo dục theo hướng nhân văn

Bài viết trình bày quan điểm của GS. TS Phạm Tất Dong về vai trò quan trọng của giáo dục trong phát triển con người bền vững, gắn kết xã hội, và tôn trọng đa văn hóa. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa và sự cần thiết của hệ chính sách giáo dục toàn cầu nhằm hỗ trợ một môi trường học tập linh hoạt và đa dạng.

Trường đại học với việc học tập suốt đời của nhân dân trong xã hội học tập

Học tập suốt đời trở thành một yếu tố quan trọng với tất cả mọi người khi xu hướng xây dựng và phát triển một xã hội học tập đang ngày càng gia tăng ở các quốc gia. Nơi có nguồn tri thức đa dạng và phong phú nhất để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời chính là các trường đại học. Do đó, quan điểm về vai trò của trường đại học và quyền tiếp cận học đại học đang trải qua sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu từ cộng đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn 1 bộ sách giáo khoa: Sẽ quay lại độc quyền?

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo thêm một bộ sách giáo khoa đang nhận được nhiều ý kiến bàn luận. Các ý kiến này cho rằng việc quan tâm đến sách giáo khoa là cần thiết nhưng cũng có ý kiến lo lắng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách sẽ dẫn đến việc quay về một bộ sách như trước đây, đồng thời phá vỡ chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa.

Một số loại hình văn hóa học tập (Phần 2)

Tiếp nối phần trước, trong bài viết này, GS. TS Phạm Tất Dong trình bày và giải thích 2 loại hình văn hóa học tập là: Loại hình văn hóa học nghề và Loại hình văn hóa học tập suốt đời.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19