Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới

Bên cạnh những thành tựu, xây dựng xã hội học tập (XHHT), hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần có những định hướng mới với những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung để hoàn thành được các mục tiêu xây dựng XHHT, tạo đột phá chiến lược về giáo dục và đào tạo, nhất là trong kỷ nguyên công nghệ số, chuyển đổi số toàn cầu hiện nay. Dưới đây là bài viết của TS. Lê Thị Mai Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này.

Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới

Xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn mới được xác định vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... Tạp chí Giáo dục xin đăng tải bài viết của TS. Lê Thị Mai Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề quan trọng này.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Trao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục, đảm bảo quyền lợi nhà giáo

Tại kỳ họp quốc hội lần thứ 8, Quốc hội Khoá XV, lần đầu tiên dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Dự thảo Luật Nhà giáo qua các phiên bản đã có sự điều chỉnh theo hướng ngắn gọn, thống nhất với Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động trong một số quy định, đồng thời thiết kế các nội dung chính sách riêng cho nhà giáo.

Phổ cập mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi: Tạo nền móng vững chắc cho phát triển giáo dục

Phổ cập giáo giáo dục mầm non cho trẻ 3 đến 5 tuổi được nêu rõ ở Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và gần nhất là Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành tháng 8 vừa qua.

Cần giải quyết ba nhóm chính sách lớn đối với giáo dục mầm non

Nhiệm vụ phổ cập giáo giáo dục mầm non cho trẻ 3 đến 5 tuổi được đề cập, nêu rõ, quán triệt ở Nghị quyết số 42 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 68 của Chính phủ và gần nhất là Kết luận số 91 của Bộ Chính trị. Điều đó khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ này.

Ưu tiên nguồn lực tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 2/6/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”. Sau hơn 8 năm triển khai, trải qua hai giai đoạn, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực, đáng ghi nhận trong việc cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025: Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Năm học 2024-2025, sẽ là lần đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với nhiều điểm mới theo chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, đặt ra nhiều thách thức, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, bảo đảm an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Thi Tốt nghiệp THPT năm 2025: Toàn ngành giáo dục nỗ lực chuẩn bị cho kỳ thi đặc biệt

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ tốt nghiệp lớp 12. Theo đó, Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 là một kỳ thi đặc biệt, kỳ thi đầu tiên tổ chức theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi về môn thi, cách ra đề. Vì thế, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được cả ngành giáo dục, từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho đến các thầy cô giáo, các em học sinh tích cực triển khai.

Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực học tập suốt đời

Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ngày càng trở thành một xu thế mang tính chiến lược của các quốc gia và nền giáo dục mong muốn phát triển vốn con người theo định hướng bền vững. Mặc dù luôn được quan tâm, chú trọng nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường hơn nữa sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.

Xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học

Nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, những năm qua, công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học được chú trọng, đẩy mạnh. Trong đó, các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý được tổ chức linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng cơ sở giáo dục.

Thí điểm học bạ số: một nội dung quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục

Với sự phát triển của thời đại 4.0, yêu cầu về công nghệ thông tin ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bằng các nghị quyết, chương trình, đề án nhằm đẩy nhanh hoạt động này. Trong đó, riêng đối với ngành giáo dục, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131 năm 2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Dự thảo Luật Nhà giáo "lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất": Thầy cô vui mừng

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất đang là chủ đề được nhiều giáo viên mong đợi trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Cần có những quy định cụ thể về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục

Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh ở bậc trung học cơ sở là vấn đề quan trọng trong giáo dục, đào tạo, ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Mặc dù vậy, thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo trong quá trình triển khai công tác này tại các nhà trường.

Thực trạng phát triển giáo dục mầm non: Chưa tương xứng với vị trí, vai trò

Thực trạng phát triển giáo dục mầm non (GDMN) hiện nay chưa tương xứng với vị trí, vai trò của bậc học GDMN, bậc học đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, có đối tượng giáo dục là trẻ thơ cần được giáo dục nhất và yêu cầu về chất lượng giáo dục cao nhất.

Bước đầu triển khai thành công chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa

Một trong những điểm mới đột phá trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về để mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Sau 10 năm triển khai nghị quyết 88, đã có ba bộ sách giáo khoa khác nhau được sử dụng trong các nhà trường, huy động sự tham gia của hơn 1.500 tác giả.

Năm 2025, các trường đại học điều chỉnh kỳ thi tuyển sinh riêng phù hợp với chương trình mới

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông và dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Theo chương trình mới, học sinh bậc trung học phổ thông sẽ không học tất cả các môn học như chương trình cũ mà được chọn môn. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học cũng đã có những điều chỉnh trong cách tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng để phù hợp với chương trình mới.

Nghị định 116 về hỗ trợ đào tạo giáo viên: Hiệu quả thấp vì nhiều vướng mắc

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 (gọi tắt là Nghị định 116). Nghị định này áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.

Đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Kinh nghiệm từ Lào Cai

Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Lào Cai có trên 61.000 học sinh dân tộc thiểu số, chiếm 71,5%. Là một trong những tỉnh nghèo, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ học sinh dân tộc lớn nhất cả nước, Lào Cai đã đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như một trong vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Tạo nền tảng tiếp cận tri thức mới

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và lãnh đạo các địa phương đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp được triển khai. Trong đó, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một giải pháp mang tính nền tảng, tạo tiền đề vững chắc để học sinh học tập tốt tất cả các môn học cũng như tiếp cận kiến thức mới.

Chương trình giáo dục địa phương: Cần quyết sách tháo gỡ các rào cản

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) là học phần hoàn toàn mới và không thể tách rời. Nội dung giáo dục địa phương được địa phương xây dựng, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt