Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang làm thay đổi cục diện giáo dục phổ thông toàn cầu. Không chỉ tạo ra các công cụ mới trong lớp học, GenAI còn định hình lại tư duy sư phạm, yêu cầu chính sách mới và thúc đẩy sự xuất hiện của những năng lực cốt lõi mới cho cả giáo viên và học sinh. Những khảo sát quy mô lớn từ các quốc gia châu Á cho thấy một thực tế đang hình thành: giáo viên là “lực đẩy” trung tâm trong hành trình chuyển đổi số với GenAI.
Trong bối cảnh giáo dục khu vực Đông Nam Á đang chú trọng nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực toán học ứng dụng cho người học, Hội thảo SEA MTLM 2025 được tổ chức bởi Trung tâm Đào tạo Toán học Khu vực Đông Nam Á (SEAMEO QITEP in Mathematics – SEAQIM) tại Yogyakarta, Indonesia, nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên Toán học trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm, trình bày mô hình đổi mới và kết nối chuyên môn trong môi trường học thuật.
Việc sử dụng bối cảnh trong dạy học và kiểm tra đánh giá môn Toán không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn mà còn tạo điều kiện để phát triển và thể hiện các năng lực toán học như mô hình hóa, giao tiếp, tư duy và lập luận, giải quyết vấn đề. Bối cảnh phù hợp đóng vai trò như cầu nối giữa toán học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới.
Trong các môi trường giáo dục mang tính phân cấp như Trung Quốc hay Việt Nam, mối quan hệ giữa hiệu trưởng và giáo viên chịu ảnh hưởng rõ nét từ yếu tố văn hóa. Một nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng khoảng cách quyền lực có thể làm suy giảm tác động tích cực của lãnh đạo chuyên môn đến sự học hỏi của giáo viên. Những phát hiện này mang đến nhiều gợi ý thiết thực cho công tác phát triển đội ngũ trong bối cảnh chuyển đổi văn hóa.
Lãnh đạo chuyên môn đang trở thành trọng tâm trong đổi mới quản lí giáo dục tại nhiều quốc gia châu Á. Việc hiệu trưởng định hình tầm nhìn, nâng cao chất lượng giảng dạy và thúc đẩy môi trường học tập tích cực phản ánh những chuyển dịch quan trọng trong vai trò của nhà quản lí trường học hiện nay.
Bài viết phân tích một cách toàn diện tác động hai chiều của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI), đặc biệt là ChatGPT, đối với môi trường giáo dục đại học. Trước những cơ hội và thách thức mà ChatGPT đặt ra, nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn đang gặp khó khăn trong việc thiết lập các chính sách rõ ràng nhằm kiểm soát và định hướng việc sử dụng công nghệ AI một cách có trách nhiệm và hiệu quả.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang làm thay đổi sâu sắc cấu trúc phát triển của các quốc gia, giáo dục được xác định là nền tảng then chốt cho chiến lược phát triển bền vững. GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) – nhận định, một hệ thống giáo dục hiện đại không thể được kiến tạo nếu thiếu đi nền tảng triết lý rõ ràng và nhất quán làm cơ sở định hướng cho các chính sách.
Trong giáo dục đại học, việc tích hợp các hệ thống quản lý học tập (LMS) và trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến nhiều cơ hội, thách thức và mối quan tâm về đạo đức tiềm ẩn. Bài viết sẽ chia sẻ một số kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đối với các trường đại học về chủ đề này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, yêu cầu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Từ một hệ thống vận hành theo mô hình truyền thống, giáo dục đang trải qua quá trình tái cấu trúc dưới tác động của công nghệ mới và môi trường số hóa. Một tiếp cận tích hợp đang nhận được nhiều quan tâm là xây dựng hệ sinh thái giáo dục số – không gian tương tác giữa con người, công nghệ, chính sách và thích ứng trong giáo dục hiện đại.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), việc bảo đảm tính xác thực trong đánh giá học tập đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với giáo dục đại học toàn cầu. Bài viết này phân tích sự khác biệt căn bản giữa các hình thức thay đổi mang tính ngôn luận và các điều chỉnh mang tính cấu trúc trong thiết kế đánh giá, qua đó đề xuất hướng tiếp cận mới nhằm bảo vệ uy tín học thuật và đảm bảo chuẩn đầu ra trong bối cảnh GenAI ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong bối cảnh chánh niệm được xem là một hướng tiếp cận phổ biến trong chăm sóc sức khỏe tinh thần và giáo dục, việc đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên chánh niệm đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao. Quá trình đào tạo giảng viên chánh niệm không chỉ nâng cao kĩ năng chuyên môn, mà còn góp phần cải thiện đáng kể năng lực tự điều chỉnh cảm xúc và phúc lợi tâm lí của chính những người học. Đây là những yếu tố then chốt trong việc giảng dạy hiệu quả và bền vững.
Việc thiết kế chuỗi nhiệm vụ học tập có định hướng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học các khái niệm hình học ở bậc trung học. Thông qua quá trình trải nghiệm, trao đổi và phản tư, học sinh không chỉ được hỗ trợ trong việc tiếp cận nội dung toán học, mà còn phát triển tư duy một cách sâu sắc và bền vững hơn.
Việc tích hợp Generative AI vào các hoạt động học tiếng Anh đang tạo nên chuyển biến đáng kể trong cách thức tổ chức học tập ngoài lớp học, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục ngày càng đề cao tính cá nhân hóa và tự chủ. Với khả năng tạo nội dung linh hoạt, phản hồi tức thời, Generative AI không chỉ mở rộng cơ hội luyện nói cho người học mà còn góp phần định hình lại hệ sinh thái học tập toàn diện, nơi người học trở thành chủ thể tích cực trong quá trình phát triển năng lực ngôn ngữ.
Một nghiên cứu tại Kazakhstan cho thấy, chỉ sau 5 tuần đào tạo chuyên sâu về công cụ học tập tương tác, thái độ của sinh viên sư phạm đối với việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy đã thay đổi tích cực rõ rệt. Kết quả này không chỉ mang ý nghĩa thực tiễn trong cải tiến đào tạo sư phạm tại địa phương, mà còn gợi mở nhiều bài học giá trị cho giáo dục Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và hiện đại hóa đội ngũ giáo viên tương lai.
Giáo viên chuyển nghề mang đến nhiều giá trị cho giáo dục, nhưng cũng đối mặt với không ít căng thẳng ngay từ đầu chương trình đào tạo. Nghiên cứu tại Hà Lan đã chỉ ra bảy dạng căng thẳng đặc thù mà lực lượng này thường gặp, đặt ra yêu cầu điều chỉnh chính sách hỗ trợ phù hợp.
Niềm tin giảng dạy không chỉ góp phần định hình cách thức tổ chức lớp học, mà còn đóng vai trò nền tảng trong quá trình phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm như học tập dựa trên dự án, việc xây dựng niềm tin sư phạm đòi hỏi sự kiên định, linh hoạt và thích ứng cao trước những thay đổi của thực tiễn lớp học.
Toán học vẫn là một lĩnh vực tạo áp lực đối với nhiều sinh viên sư phạm tiểu học, ngay cả khi họ đã tiến gần đến vai trò người dạy. Điều này thường bắt nguồn từ trải nghiệm học tập không tích cực, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp và quan niệm lâu nay toán là môn học khó. Tuy nhiên, khía cạnh này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ trong công tác đào tạo giáo viên, tạo nên khoảng trống trong chuẩn bị năng lực dạy Toán tiểu học.
Để nâng cao hiệu quả giời học, không chỉ đòi hỏi giáo viên cần làm chủ kiến thức và phương pháp mà còn đòi hỏi khả năng linh hoạt vận dụng ngay trong giờ học. Việc khám phá mối quan hệ giữa năng lực lý thuyết (PCK on-action) và thực hành (PCK in-action) sẽ mở đường cho các chương trình bồi dưỡng chuyên môn liên tục và cải thiện điều kiện dạy học, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa hiểu biết và hành động.
Khi trí tuệ nhân tạo hiện diện ở mọi khía cạnh của giáo dục, việc dạy và học ngôn ngữ thứ hai đang trải qua những chuyển đổi căn bản. Không chỉ là công cụ hỗ trợ, các ứng dụng AI còn thách thức lại vai trò truyền thống của giáo viên, định nghĩa lại khái niệm phản hồi, lập kế hoạch và mô hình văn bản mẫu. Bài viết dưới đây phân tích sâu các xu hướng, cơ hội và giới hạn của việc tích hợp AI vào giáo dục ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra những vấn đề sư phạm cần được nhận diện.