Việc áp dụng Khung Tham chiếu Chung Châu Âu (CEFR) để đánh giá năng lực tiếng Anh của giáo viên tương lai tại Việt Nam đang trở thành một xu hướng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hội nhập với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), sinh viên sư phạm tiếng Anh cần đạt trình độ C1 trước khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách này tại các trường đại học vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Giáo dục song ngữ hai chiều (Two-Way Dual-Language Bilingual Education - TWBE) đang trở thành một mô hình quan trọng trong hệ thống giáo dục toàn cầu, giúp học sinh phát triển đồng thời hai ngôn ngữ, nâng cao tư duy phản biện và khả năng giao tiếp đa văn hóa. Một phân tích mới đây về cách giáo viên tiếp cận giáo dục song ngữ đã làm sáng tỏ những cơ hội cũng như thách thức trong quá trình xây dựng một hệ thống giáo dục song ngữ toàn diện và công bằng.
Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa chính sách quốc gia, giáo dục, và các nỗ lực xã hội. Bài viết khảo cứu và chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế về chủ đề này.
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ, giáo dục đại học đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang mô hình học tập trực tuyến (E-learning). Tuy nhiên, sự mở rộng của mô hình học tập này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ sở giáo dục và chính phủ phải có chiến lược phù hợp để khai thác tối đa lợi ích mà nó mang lại.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những chuyển biến sâu rộng trong nền giáo dục toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL). Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra mức độ cấp thiết của đào tạo AI đối với giáo viên EFL tại Saudi Arabia, đồng thời làm nổi bật những lợi ích to lớn mà AI mang lại cho quá trình giảng dạy và học tập.
Bài viết phân tích về mục tiêu, các biện pháp quản lí của chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc và phản ứng của các bên liên quan về vấn đề dạy thêm ở hai quốc gia được đánh giá là có áp lực thi cử hàng đầu thế giới này. Từ đó, một số khuyến nghị, bình luận cho Việt Nam được đề xuất.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong hệ thống giáo dục toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL). AI không chỉ cung cấp công cụ hỗ trợ học tập tiên tiến mà còn thúc đẩy tư duy phản biện bằng cách cung cấp thông tin đa chiều và chính xác. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào AI có thể làm suy giảm khả năng tư duy độc lập. Vì vậy, làm thế nào để cân bằng giữa ứng dụng AI và phát triển tư duy phản biện vẫn là một "bài toán" quan trọng.
E-learning đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất trong giáo dục hiện đại, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi, nơi nhu cầu tiếp cận giáo dục chất lượng cao ngày càng gia tăng. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của E-learning, cần có những chiến lược phù hợp giúp khắc phục những khó khăn này, từ đó tạo ra một hệ thống giáo dục linh hoạt, hiệu quả và công bằng hơn.
Quy định đạo đức nghề nghiệp giáo viên của các nước phát triển cũng có lịch sử xây dựng và bổ sung, phát triển lâu dài. Bài viết chỉ ra một số nội dung tóm lược trong quy định về đạo đức nghề nghiệp giáo viên ở Úc, Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động dạy thêm và đối sánh với quy định mới nhất của Việt Nam.
Áp lực học tập và chi phí học thêm vẫn là vấn đề chung ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Á. Các chính phủ đang nỗ lực cải cách để giảm bớt gánh nặng này và đảm bảo công bằng trong giáo dục. Bài viết so sánh để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong chính sách quản lí hoạt động dạy thêm của Việt Nam với một số nước phát triển.
Với xu hướng toàn cầu hướng tới chuẩn mực giáo dục cao hơn, các trường đại học tại Tanzania đang đối mặt với thách thức đảm bảo chất lượng giáo dục. Bài viết phân tích những yếu tố quyết định việc giới thiệu và triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng (QA), nhấn mạnh các thách thức và bài học để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Những kinh nghiệm này không chỉ mang lại giá trị cho Tanzania mà còn là nguồn tham khảo quan trọng cho Việt Nam trong bối cảnh cải cách giáo dục đại học.
Lớp học kết hợp đang trở thành một mô hình giáo dục phổ biến trong bối cảnh hiện đại, giúp sinh viên có thể tham gia học tập cả trực tiếp và trực tuyến. Một nghiên cứu mới đây đã so sánh mức độ tham gia của sinh viên trong hai môi trường này, cho thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ gắn kết cũng như cách thức tương tác giữa các nhóm sinh viên. Kết quả nghiên cứu mở ra nhiều gợi ý quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục trong mô hình học tập kết hợp.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kỹ năng giảng dạy số của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, tác động đến động lực học tập và mức độ tương tác của sinh viên. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục không chỉ đơn thuần là việc sử dụng công cụ số mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy sư phạm và chiến lược đào tạo. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa kỹ năng giảng dạy số, thu hẹp khoảng cách số trong giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo đại học?
Tư duy sáng tạo trong toán học không chỉ phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ niềm tin cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu mới đây của Asare và các cộng sự tại Ghana đã chỉ ra rằng sự tự tin vào khả năng toán học không chỉ giúp sinh viên cải thiện tư duy sáng tạo mà còn thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng giải quyết vấn đề.
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới trong giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực cải thiện kỹ năng viết học thuật. Bài viết đánh giá tác động của phản hồi tự động do AI tạo sinh đối với chất lượng viết và mức độ tham gia học tập của sinh viên đại học tại Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu không chỉ chứng minh sự cải thiện đáng kể về chất lượng bài viết mà còn làm rõ những phản ứng cảm xúc khác nhau của sinh viên khi tiếp nhận phản hồi từ AI.
Sáng tạo hiện nay được xem là một trong những năng lực thiết yếu trong giáo dục đại học, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, mặc dù sáng tạo ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng, việc tích hợp nó vào giảng dạy vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Khảo sát các “dilemma” (tình huống khó xử) mà giảng viên đại học đối mặt khi giảng dạy sáng tạo, đồng thời đưa ra các chiến lược điều chỉnh giúp vượt qua những thách thức này.
Học trực tuyến ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục đại học, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận học tập truyền thống. Bài báo đưa ra một góc nhìn toàn diện và sâu sắc về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và thành tích học tập của sinh viên trong môi trường trực tuyến.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khi các trường học buộc phải đóng cửa, giáo dục trực tuyến đã trở thành giải pháp tối ưu để duy trì hoạt động học tập. Duy trì động lực, sự tham gia của sinh viên và giải pháp là những vấn đề quan trọng trong phương thức trực tuyến này.
Giảng dạy trực tuyến đã trở nên phổ biến trong các cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bài viết phân tích những khó khăn mà các giảng viên Đại học tại Việt Nam gặp phải khi triển khai phương pháp này.
Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao về chất lượng học tập tại các trường đại học. Việc phân tích những điểm mạnh và yếu trong kỹ năng học tập của sinh viên mở ra các giải pháp hữu ích để cải thiện hiệu quả học tập trong môi trường đại học.