Tại Việt Nam, trước ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học phải đối mặt với những thay đổi từ môi trường giáo dục, vai trò của giảng viên và sinh viên cho đến các phương pháp giảng dạy. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, giáo dục đại học Việt Nam cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo, áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy và tăng cường liên kết với doanh nghiệp để tạo ra nền tảng bền vững cho sinh viên.
Tính minh bạch trong các hoạt động đánh giá là một yếu tố cốt lõi của hệ thống giáo dục đại học tại Anh, góp phần duy trì sự công bằng và tin cậy trong quy trình học tập và đánh giá năng lực sinh viên. Chính sách này không chỉ đòi hỏi sự rõ ràng trong mục tiêu, tiêu chí và phản hồi đánh giá, mà còn là yếu tố giúp điều chỉnh kỳ vọng của sinh viên, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển học thuật.
Trong bối cảnh giáo dục đại học ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự đổi mới, việc áp dụng các chiến lược “Relationship marketing” (Tiếp thị mối quan hệ) trở nên cấp thiết để cải thiện sự hài lòng, duy trì mối quan hệ bền vững và xây dựng bản sắc thương hiệu. Bài viết này nhấn mạnh vai trò quan trọng của giảng viên trong việc triển khai các chiến lược “Relationship marketing” nhằm nâng cao danh tiếng và hình ảnh của các trường đại học.
Tại Trung Quốc, giáo viên là một trong những nhóm nghề nghiệp chịu áp lực cao nhất, với tỉ lệ kiệt sức nghề nghiệp (burnout) ngày càng tăng. Cheng và cộng sự (2022) đã xem xét hội chứng kiệt sức nghề nghiệp của giáo viên tại Trung Quốc thông qua mô hình Nhu cầu - Nguồn lực công việc (JD-R model), tập trung vào các yếu tố như yêu cầu công việc, tài nguyên cá nhân và kết quả của hội chứng kiệt sức.
Xã hội hóa giáo dục là quá trình mở rộng sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, và cộng đồng vào hệ thống giáo dục, bên cạnh vai trò chủ đạo của nhà nước. Bài viết phân tích các cách tiếp cận khác nhau của xã hội hóa giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam, làm rõ cách mà sự tương tác này giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng các yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nghị quyết số 29-NQ/TW và Luật Giáo dục 2019 đã nêu rõ yêu cầu về "chuẩn đầu ra" trong giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, tuy nhiên quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 tại cấp tiểu học vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy học và đánh giá theo các yêu cầu cần đạt. Bài báo này phân tích thách thức và đề xuất các giải pháp cụ thể giúp giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình hiệu quả hơn, đảm bảo chất lượng và mục tiêu đề ra.
Bài báo này phân tích những ảnh hưởng của các chính sách thể chế đối với hoạt động giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL) và làm rõ cách các chính sách giáo dục đại học, quy trình tuyển sinh và quản lý ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc nhóm yếu thế.
Nghiên cứu này phân tích 1.677 bài báo, làm rõ xu hướng và những tác động tích cực của công nghệ đối với kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, để công nghệ thực sự hiệu quả, cần kết hợp với phương pháp sư phạm phù hợp.
Bài viết giới thiệu 5 nội dung hay đúng hơn là 5 khuyến nghị cho cộng đồng học thuật khi đối mặt với các thông tin, sự kiện về vi phạm liêm chính.
Nghiên cứu này khám phá tác động của trí tuệ cảm xúc đối với việc học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thông qua góc nhìn từ sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Kết quả cho thấy trí tuệ cảm xúc, thông qua các yếu tố như động lực, tự tin và kĩ năng giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả học tập, từ đó mở ra hướng phát triển mới cho phương pháp giảng dạy ngôn ngữ.
Nghiên cứu đã chỉ ra các thách thức trong việc dạy và học phát âm tiếng Anh tại Việt Nam, tập trung vào các yếu tố xã hội và văn hóa bên cạnh kiến thức ngữ âm. Kết quả cho thấy cần có một phương pháp tiếp cận mới để cải thiện hiệu quả giảng dạy phát âm, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế của người học.
Bài viết này phân tích hiệu quả của quy trình đánh giá ngang hàng trong việc ngăn ngừa các bài báo khoa học bị thu hồi. Nghiên cứu cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các bài báo bị đề nghị từ chối trong giai đoạn bình duyệt, trong khi phần lớn được chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi nhỏ. Điều này phản ánh hạn chế của quy trình trong việc phát hiện sai sót trước khi xuất bản, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả đánh giá ngang hàng để bảo đảm tính minh bạch trong khoa học.
Bài báo tìm hiểu thực trạng phát triển của một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2023. Bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh dữ liệu từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên, kết quả cho thấy, mặc dù có những nỗ lực và chính sách hỗ trợ từ phía địa phương nhưng sự phát triển của một số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập còn gặp nhiều thách thức.
Một nghiên cứu năm 2017 phát hiện ra rằng các tác giả rút lại bài báo của mình do lỗi sẽ nhận được lời khen ngợi từ những người đánh giá ngang hàng và các nhà nghiên cứu khác vì sự trung thực của họ. Bài viết giới thiệu một số trường hợp đề nghị rút bài báo và bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với tác giả về chủ đề “thú vị” này.
Bài báo so sánh giáo dục tiếng Anh tại các trường trung học Việt Nam và Nhật Bản, tập trung vào kĩ năng nói. Thông qua phân tích các nghiên cứu trước, bài báo làm rõ thách thức và phương pháp cải thiện khả năng nói tiếng Anh của học sinh ở cả hai quốc gia.
Hệ thống giáo dục THPT của Úc gần đây đã có sự thay đổi quan trọng khi Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trên toàn quốc. Ngược lại, các môn học như Toán và Ngữ văn từng là yêu cầu chung, nay được chuyển sang dạng môn tự chọn. Điều này mang lại sự linh hoạt cho học sinh trong việc lựa chọn môn học, giúp họ định hướng rõ ràng hơn cho tương lai nghề nghiệp của mình.
Blockchain - công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin toàn cầu, đang mở ra những triển vọng mới mẻ cho ngành giáo dục. Blockchain có tiềm năng cách mạng hóa ngành giáo dục bằng cách cung cấp một nền tảng an toàn, minh bạch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cơ hội, tiện ích và cả những thách thức khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục.
Nghiên cứu cho thấy nhóm học sinh được dạy qua cử chỉ cải thiện ngữ điệu và tham gia tích cực hơn so với phương pháp truyền thống. Cử chỉ được xác nhận là công cụ hiệu quả trong việc nâng cao ngữ điệu và tạo môi trường học tập sinh động.
Nghiên cứu này làm rõ cách học sinh nhìn nhận IELTS, từ đó nêu bật những thách thức và cơ hội mà chứng chỉ này mang lại trong quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp của các em.
Hoạt động kiểm tra và đánh giá sinh viên có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đại học. Các phương pháp đánh giá truyền thống thường gặp hạn chế trong việc phản ánh chính xác năng lực của sinh viên. Trong bối cảnh này, “Logic mờ” (Fuzzy Logic) được đánh giá như một công cụ hữu ích, giúp cải thiện độ chính xác và khách quan trong quá trình đánh giá.