Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Những tiết học thú vị
Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Những tiết học thú vị

Thay cho việc kiểm tra bài cũ khô khan, giờ đây, tất cả các tiết học đều được các giáo viên khởi động với những hoạt động vui vẻ. Đó cũng chính là sự đổi mới mạnh mẽ được thực hiện từ khi bắt đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Chỉ trong vài năm đẩy mạnh triển khai, hoạt động STEM tại các trường học đã phát triển và đạt được nhiều thành tích trong nước lẫn quốc tế.

Nghị quyết 29: Thay đổi toàn diện ngành giáo dục và đào tạo ở các tỉnh thành

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, trong tâm thế nỗ lực, quyết tâm, linh hoạt và sáng tạo, nhiều tỉnh thành cho biết đã đạt được thành tựu trong ngành giáo dục và đào tạo.

Sách giáo khoa có nhiều điểm mới khiến học sinh, giáo viên hứng thú

“Sách giáo khoa mới xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề trong môn học, trong thực tế, gây hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy, học sinh chuyển từ thụ động sang là người chủ động tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên”, cô Bùi Thị Phương Dung, giáo viên Toán, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, nhận xét.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Bao giờ “điểm nghẽn” đầu tư cho giáo dục đại học được gỡ bỏ?

Trong bối cảnh nguồn lực Ngân sách Nhà nước (NSNN) còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hằng năm, Quốc hội, Chính phủ luôn ưu tiên bố trí nguồn lực từ NSNN cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo tỉ lệ chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trong đó có giáo dục đại học (GDĐH) tối thiểu ở mức 20% tổng chi NSNN. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho GDĐH còn hạn hẹp, chưa được đa dạng hóa, là một “điểm nghẽn” đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, nghiên cứu.

Thực hiện Nghị quyết 29: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên

Một trong những nội dung của yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW là nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh, sinh viên. Thời gian qua, mặc dù công tác này đã được quan tâm chú trọng trong các nhà trường nhưng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Tự chủ đại học: Mở ra nhiều triển vọng lớn trong quá trình 10 năm đổi mới

Tự chủ đại học là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, được kỳ vọng là một giải pháp then chốt, tạo đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng tầm cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiệm cận với các đại học hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Tư tưởng, khí thế đổi mới đã đi sâu vào toàn ngành Giáo dục

10 năm toàn ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo (GD-ĐT) trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Trước những khó khăn, thách thức ngành Giáo dục phải đối diện, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước dành cho GD-ĐT, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự nghiệp giáo dục nước ta đã tạo được chuyển biến biến căn bản về chất lượng, hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết 29: Thách thức lớn khi thiếu hàng trăm nghìn giáo viên

Năm học 2023-2024 là năm thứ 4 chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở các trường học trên cả nước, cũng là năm thứ 10 ngành giáo dục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Tuy phải thực hiện nhiệm vụ đổi mới chưa từng có tiền lệ với nhiều khó khăn, rào cản, nhưng ngành lại đang thiếu hàng trăm nghìn giáo viên trên khắp cả nước.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Giáo viên vẫn băn khoăn với môn tích hợp

Dù chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã triển khai ở bậc trung học cơ sở đến năm thứ 3 nhưng giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn liên quan đến các môn học mới, nhất là môn học tích hợp Khoa học Tự nhiên.

Diễn đàn và Triển lãm giáo dục 4.0 (edu4.0) 2023 & Giải thưởng Công nghệ giáo dục 2023 (Edutech Awards 2023)

Ngày 25/11/2023, Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục 4.0 năm 2023 (EDU4.0 2023) đã khai mạc tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 1.000 lượt khách tham dự, là đại diện cơ quan quản lý, các tổ chức giáo dục, các đơn vị tư vấn, tổ chức xúc tiến hợp tác về giáo dục Việt Nam và quốc tế; các trường và cơ sở đào tạo, các đơn vị… cùng nhiều đại diện các cơ quan truyền thông, trong đó có Tạp chí Giáo dục

Nội hàm “Chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa”: nghiên cứu và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã kéo theo nhiều thay đổi và cải cách, cũng như sự ra đời của các chính sách mới, trong đó có chính sách về việc “Xã hội hóa việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa phổ thông” (Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa phổ thông). Nghiên cứu này góp phần xây dựng cách nhìn nhận đúng, phù hợp với xu hướng quốc tế đối với một chính sách mới được áp dụng tại Việt Nam, phục vụ cho công tác quản lí giáo dục khi thực hiện Chương trình mới.

Bế mạc Cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” năm 2023 khu vực phía Nam

Tối 26/11, tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM diễn ra Lễ bế mạc Cuộc thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XV - S.MUSIC 2023 khu vực miền Nam. Đây là hoạt động do Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Công ty Cổ phần Giáo dục Đại dương (Ocean Edu) tổ chức. Thứ trưởng Ngô Thị Minh dự Lễ bế mạc.

Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực phía Bắc

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Công ty Vinfast tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” khu vực phía Bắc năm 2023.

Khai mạc Cuộc thi "Tiếng hát sinh viên" toàn quốc lần thứ XV năm 2023

Tối 24/11, tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ khai mạc Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XV - S.MUSIC 2023. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Công ty Cổ phần Giáo dục Đại dương (Ocean Edu) tổ chức. Thứ trưởng Ngô Thị Minh dự Lễ khai mạc.

Tham vấn về “Sáng kiến Quốc gia Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững đến năm 2030

Ngày 24/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức Hội thảo tham vấn các bên liên quan về “Sáng kiến Quốc gia Giáo dục về Phát triển Bền vững (GDPTBV) 2030”. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo.

Chính sách khoa học mở ở châu Âu và khuyến nghị cho Việt Nam

Khoa học mở đã trở thành một phong trào toàn cầu. Liên minh Châu Âu (EU) đã và đang tích cực thúc đẩy khoa học mở như một phương tiện để tăng tốc đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu và tối đa hóa tác động xã hội của các nỗ lực khoa học. Phân tích này xem xét các yếu tố chính của chính sách khoa học mở ở châu Âu và đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam áp dụng và áp dụng các nguyên tắc tương tự.

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam: Tác động của chính sách tự chủ

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nhung Tuyet Thi Pham và cộng sự (2023) được công bố trên tạp chí “Vietnam Journal of Education” tập trung phân tích sự khác biệt trong hoạt động đảm bảo chất lượng của trường đại học công lập tự chủ tài chính và trường đại học công lập không tự chủ tài chính. Kết quả định lượng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về tác động của chính sách tự chủ đối với hai loại hình cơ sở giáo dục đại học, điều chưa từng đề cập trong báo cáo quốc gia về chính sách tự chủ năm 2022.

Vai trò của phần khuyến nghị trong các báo cáo đảm bảo chất lượng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Bài viết của nhóm tác giả Everard van Kemenade và Cuong Huu Nguyen (2023) tập trung tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các công trình về đảm bảo chất lượng hiện nay từ đó đề xuất các khuyến nghị cho hệ thống đảm bảo chất lượng mới nổi của Việt Nam.

Những biểu hiện về vai trò lãnh đạo của giáo viên trong các chính sách giáo dục: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

Vai trò lãnh đạo của giáo viên có tác động rất quan trọng đối với thành tích học tập của học sinh và sự cải thiện trường học. Do đó, việc giáo viên đảm nhận vai trò lãnh đạo là điều cần thiết, đặc biệt là để đáp ứng với tính chất năng động và thay đổi của nghề dạy học ngày nay. Bài báo tập trung phân tích các chính sách giáo dục tiêu chuẩn và chương trình phát triển chuyên môn giáo viên, từ đó đề xuất các khuyến nghị về phát triển năng lực lãnh đạo.