Chấp nhận và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá học tập ở đại học
Chấp nhận và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá học tập ở đại học

Sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi mạnh mẽ các lĩnh vực trong giáo dục, đặc biệt là trong quá trình đánh giá tổng kết học tập. Nghiên cứu này khám phá mức độ chấp nhận công nghệ của sinh viên và giảng viên trong giáo dục đại học đối với việc áp dụng AI vào đánh giá tổng kết, từ đó so sánh những quan điểm, kỳ vọng và mối quan tâm của hai nhóm này.

Sự nhận thức về hiệu quả, mức độ tham gia và hài lòng của sinh viên trong học tập trực tuyến

Trong thời đại số và bối cảnh hậu Covid-19, học tập trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu, nhưng không phải sinh viên nào cũng thích nghi hiệu quả. Nghiên cứu này khám phá mối liên hệ giữa nhận thức về hiệu quả bản thân và mức độ tham gia học tập, từ đó gợi mở giải pháp nâng cao trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên.

Tích hợp giáo dục xã hội và cảm xúc trong bối cảnh ở Châu Âu

Giáo dục xã hội và cảm xúc (SEE) không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng cá nhân mà còn trở thành yếu tố cốt lõi trong chương trình giáo dục châu Âu. Với sự thúc đẩy của EU, SEE được tích hợp sâu vào chính sách giáo dục, tạo môi trường học tập toàn diện, giúp học sinh không chỉ giỏi kiến thức mà còn vững vàng về cảm xúc, tư duy xã hội.

Các khuyến nghị tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên Giáo dục mở trong bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam

Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình cải cách và chuyển đổi số, tài nguyên giáo dục mở đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại cơ hội tiếp cận nguồn tri thức phong phú cho người học. Bài viết phân tích những thách thức và đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa việc ứng dụng tài nguyên giáo dục mở.

Tác động của chất lượng giảng dạy đối với mức độ gắn kết với nhiệm vụ học tập của sinh viên: Phân tích trường hợp Việt Nam

Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa chất lượng giảng dạy và mức độ gắn kết với nhiệm vụ học tập của sinh viên trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam. Dựa trên các mô hình đánh giá giáo dục tiên tiến, nghiên cứu điều chỉnh các tiêu chí quốc tế để phù hợp với môi trường đào tạo trong nước, nhằm xác định những yếu tố then chốt tác động đến sự tham gia chủ động của người học.

Giáo dục nghề Nông nghiệp dựa trên năng lực và sự phát triển bền vững

Giáo dục nghề nông nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, đặc biệt là ở các quốc gia đang đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên và biến đổi khí hậu. Mô hình giáo dục dựa trên năng lực đã được áp dụng tại Burundi để cải cách chương trình giáo dục nghề nông nghiệp, tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực tiễn và năng lực mềm cho học sinh.

Ứng dụng lý thuyết phát triển nhận thức xã hội của Vygotsky trong dạy học toán nhằm phát triển năng lực giao tiếp toán học của học sinh

Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, việc học toán không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn cần phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và thảo luận giữa học sinh và giáo viên. Bài báo nghiên cứu ứng dụng lý thuyết phát triển nhận thức xã hội của Vygotsky để phát triển năng lực giao tiếp toán học của học sinh.

Tác động của chính sách tự chủ đối với đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, chính sách tự chủ đang trở thành động lực thúc đẩy và thách thức đối với chất lượng đào tạo. Sự tác động với hoạt động đảm bảo chất lượng giữa các trường có và không có tự chủ tài chính cần được quan tâm.

Áp dụng phương pháp dạy học dự án nhằm thúc đẩy tính tự chủ của sinh viên trong dạy học ngoại ngữ tại Việt Nam

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam vẫn còn nặng tính thụ động, phương pháp dạy học theo dự án được đề xuất như một giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy tính tự chủ của sinh viên đại học trong việc học ngoại ngữ. Phương pháp này khuyến khích người học chủ động đặt mục tiêu, lập kế hoạch và tự đánh giá quá trình học tập.

Vai trò của công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục nghề nghiệp

Công nghệ kỹ thuật số đang ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu trong giáo dục nghề nghiệp, mang đến những cơ hội mới cho việc phát triển kỹ năng và khả năng tiếp thu tri thức chuyên môn của sinh viên. Việc tích hợp công nghệ vào thiết kế học tập không chỉ giúp sinh viên tiếp cận các tình huống nghề nghiệp thực tế mà còn tạo ra môi trường học tập linh hoạt, an toàn và hiệu quả.

Đa dạng và hòa nhập trong giáo dục đại học: Từ nghiên cứu tại Pakistan đến tầm nhìn toàn cầu

Đa dạng văn hóa và hòa nhập không chỉ là giá trị cốt lõi của giáo dục mà còn là nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền vững và sáng tạo. Một nghiên cứu tại Pakistan đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nhận thức của sinh viên đối với sự hỗ trợ của nhà trường trong bối cảnh đa dạng văn hóa.

Đổi mới trong đánh giá năng lực kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp tại Mexico

Giáo dục đại học kỹ thuật đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải đổi mới phương pháp đánh giá, nhằm theo kịp sự phát triển của công nghệ và nhu cầu xã hội. Một nghiên cứu tại Mexico đã chứng minh hiệu quả của các công cụ đánh giá năng lực tiên tiến, không chỉ cải thiện chất lượng đào tạo mà còn mở ra những hướng đi đột phá trong học tập cá nhân hóa.

Phong cách lãnh đạo và văn hoá học tập trong tổ chức: “Chìa khoá” nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban tại trường đại học ở Ethiopia

Một nghiên cứu tại các trường đại học công ở Ethiopia cho thấy sự kết hợp giữa lãnh đạo biết truyền cảm hứng và môi trường học tập tích cực không chỉ cải thiện chất lượng giảng dạy, nghiên cứu mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhà trường và cộng đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập và mức độ hài lòng của sinh viên trong môi trường giáo dục số

Trước sự chuyển đổi cấp bách từ giảng dạy truyền thống sang lớp học trực tuyến đồng bộ, giảng viên và sinh viên đối mặt với nhiều thách thức. Nghiên cứu phân tích những yếu tố cốt lõi tác động đến kết quả học tập và mức độ hài lòng của sinh viên trong môi trường giáo dục số.

Hệ thống Thông tin Chiến lược (Strategic information systems): Nền tảng đổi mới quy hoạch chương trình học thuật tại các trường đại học mới nổi

Hệ thống thông tin chiến lược không chỉ là công cụ quản lý, mà còn là chìa khóa để các trường đại học nâng cao hiệu quả chiến lược, tăng cường khả năng cạnh tranh và thích nghi với môi trường giáo dục toàn cầu hóa.

Đột phá trong phát triển tư duy phản biện: Sức mạnh kết hợp giữa công nghệ số và hình ảnh trong giáo dục

Nghiên cứu mới tại Úc đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa năng lực số và phương pháp phản ánh bằng hình ảnh có thể nâng cao đáng kể tư duy phản biện của sinh viên. Phát hiện này không chỉ mang tính đột phá trong giáo dục hiện đại mà còn gợi mở tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam, nơi giáo dục đang hướng tới chuyển đổi số.

“Cách mạng hóa” phương pháp giảng dạy: Tích hợp công nghệ trong giáo dục đại học

Việc tích hợp công nghệ trong giáo dục đại học không chỉ làm thay đổi cách thức dạy học truyền thống mà còn tạo ra những chuyển biến lớn trong hiệu quả giảng dạy, học tập của giáo viên và sự tham gia của sinh viên. Điều này đặt ra những bài học quan trọng cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Chương trình thực tập sinh: Cầu nối chiến lược từ giáo dục đại học đến thị trường lao động

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp gia tăng tại nhiều quốc gia đang phát triển, các chương trình thực tập sinh đang được kỳ vọng như một giải pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng làm việc và đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường.

Chiến lược hoá giáo dục đại học trong thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ Zimbabwe

Nghiên cứu tại Zimbabwe chỉ ra rằng các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu Phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự thiếu hụt tài chính, chính sách và sự tham gia của quản lý cấp cao đã trở thành rào cản lớn, làm chậm tiến độ thực hiện những mục tiêu này.

Nghiên cứu tổng quan về Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh: Phân tích thư mục từ cơ sở dữ liệu Scopus

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh giữ vai trò quan trọng như một ngôn ngữ quốc tế, dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao. Do đó, các Chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh (ELTE) cần được đổi mới để đáp ứng các yêu cầu hiện nay. Việc thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu giúp xác định xu hướng, nâng cao phương pháp giảng dạy và cải thiện chất lượng đào tạo.

 

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19