Giáo dục hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho học sinh khi bước vào thị trường lao động. Bài viết làm rõ vai trò của giáo dục hướng nghiệp và liên hệ tới Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
Dự thảo Luật Nhà giáo đã xác định 6 nguyên tắc quan trọng trong quản lí và phát triển nhà giáo. Bài viết trình bày cơ sở xác định nguyên tắc và phân tích nội dung các nguyên tắc quản lí và phát triển đội ngũ nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo.
Với mục tiêu thu hút các nhà khoa học và chuyên gia quốc tế, tăng cường an toàn và đạo đức trong nghiên cứu, hội nhập và hợp tác quốc tế, GS.TS. Trần Trung - Giám đốc Học viện Dân tộc đã có những đề xuất về việc sửa đổi một số nội dung trong Luật Khoa học và Công nghệ.
Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Sự gia tăng sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến đã dẫn tới những mối lo ngại về an toàn an ninh mạng cho học sinh và giáo viên. Với tình trạng này, các biện pháp bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư cần được thực hiện nghiêm túc hơn.
Mặc dù đã tuyển dụng gần 40.000 giáo viên trong hai năm qua, cơ sở giáo dục công lập trên cả nước vẫn đang thiếu số lượng lớn giáo viên ở tất cả các cấp học do số lượng học sinh tăng và việc hoạch định nguồn nhân lực chưa đủ.
Việc triển khai học bạ số là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nhưng quá trình triển khai vẫn phải đối mặt với những thách thức như giao tiếp không nhất quán và các vấn đề kỹ thuật.
Năm học 2023-2024 cho thấy số cuộc thanh tra giảm đi và số cuộc kiểm tra tăng lên. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại được cải thiện. Tuy nhiên, quy định pháp luật còn chồng chéo và điều kiện thanh tra chưa đủ. Cần tăng cường thanh tra, đảm bảo nhân lực và thường xuyên xem xét kết luận để nâng cao hiệu quả.
Bài viết này cung cấp những kết quả và thách thức trong hệ thống giáo dục dân tộc thiểu số của Việt Nam trong giai đoạn 2023-2024. Với tình hình thiếu cơ sở hạ tầng và giáo viên, các cơ sở giáo dục cần tập trung vào việc mở rộng giáo dục phổ thông, tăng cường cơ sở vật chất để cải thiện kết quả giáo dục và công bằng cho các vùng khó khăn.
Bài viết này tìm hiểu về việc đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam từ ngân sách Trung ương. Kết quả nghiên cứu góp phần gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách một số giải pháp trong công tác quy hoạch vốn đầu tư cũng như quản lí, tổ chức hiệu quả vốn đầu tư ngân sách không chỉ cho giáo dục đại học mà còn cho nhiều lĩnh vực đầu tư khác.
Đạo đức nhà giáo bao gồm các chuẩn mực, quy tắc hình thành qua lịch sử và thực tiễn xã hội. Với những kinh nghiệm được rút ra từ các nước trên thế giới, các quy định về đạo đức nhà giáo tại Việt Nam cần được thống nhất và áp dụng cho cả giáo dục công lập và tư nhân.
Bài viết này trình bày kết quả phân tích chính sách về Tiêu chuẩn Bộ Giáo dục Trung Quốc (China’s Ministry of Education Standards 2013 – MOE) đối với hoạt động thực hành nghề nghiệp của hiệu trưởng so sánh với Tiêu chuẩn cấp phép cho lãnh đạo trường học liên bang năm 2008 của Hoa Kỳ (Interstate School Leaders Licensure Standards 2008 - ISLLC).
GS.TS Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển đổi từ “chứng chỉ” sang “giấy phép hành nghề” để đảm bảo tính pháp lý và toàn diện hơn. Đồng thời đề xuất bổ sung tiêu chí pháp lý và tâm lý để bảo vệ cả giáo viên và học sinh, đặc biệt chú trọng đến giáo dục mầm non và tiểu học.
Nhiều trường đại học hiện nay đang đối mặt với sự gia tăng đa dạng về lượng sinh viên và cải thiện chất lượng giáo dục. Để đáp ứng thách thức này, nhiều cơ sở đã thiết lập các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Bài viết này đề cập đến các phương pháp thúc đẩy chất lượng giảng dạy, đồng thời giới thiệu các chính sách và thực tiễn tại Đại học Laval, Canada, như một mô hình tham khảo cho các cơ sở giáo dục Việt Nam.
Bài viết thảo luận về Luật Mọi học sinh đều thành công (ESSA) và một nghiên cứu điều tra tác động của chi tiêu của mỗi học sinh đối với tiến bộ học tập lớp 7 ở môn Toán và Tiếng Anh sau khi áp dụng đạo luật này. Nghiên cứu cho thấy chi tiêu tăng lên ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục ở châu Âu đã trải qua một quá trình phát triển kéo dài hơn 70 năm. Bài viết này sẽ khám phá sự phát triển lịch sử, ý tưởng chính, thách thức và bài học rút ra từ các chính sách hợp tác quốc tế giáo dục đại học của Châu Âu, cung cấp các khuyến nghị cho những sáng kiến tương tự ở các khu vực khác.
Chất lượng giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị giáo dục của một quốc gia. Bài viết dưới đây phân tích những thay đổi về tiêu chuẩn, năng lực đối với đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo các văn bản chính sách do Bộ GD&ĐT ban hành và lý giải sự cần thiết của hệ thống tiêu chuẩn đó đối với giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sẽ diễn ra vào cuối tháng 6/2024. Bài viết phân tích, làm rõ trách nhiệm của ngành giáo dục các cấp, đồng thời cũng làm rõ trách nhiệm của các địa phương, các ngành trong việc chỉ đạo và thực hiện thành công hoạt động quan trọng này.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Anh Ngoc Nguyen và cộng sự tìm hiểu thực trạng việc tích hợp các yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) trong các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, dựa trên các khía cạnh nội dung giảng dạy, đầu ra học tập và cách tiếp cận sư phạm, thông qua việc phân tích 429 chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Việt Nam).
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển chuyên môn cho giáo viên và hiệu trưởng các trường, tuy nhiên lượng thông tin liên quan đến phát triển chuyên môn ở cấp quản lý nhà nước còn khá hạn chế. Nghiên cứu tìm hiểu về công tác phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.