Phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở Việt Nam: Liên hệ với công tác đảm bảo chất lượng đại học
Phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở Việt Nam: Liên hệ với công tác đảm bảo chất lượng đại học

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển chuyên môn cho giáo viên và hiệu trưởng các trường, tuy nhiên lượng thông tin liên quan đến phát triển chuyên môn ở cấp quản lý nhà nước còn khá hạn chế. Nghiên cứu tìm hiểu về công tác phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.

Chương trình tiên tiến tại các trường đại học: Khoảng cách từ nghiên cứu tới thực tiễn ở Việt Nam

Chương sách của các tác giả Ly Tran, Huong Phan (Đại học Deakin) và Simon Marginson (University College London) chỉ ra sự đối lập giữa lý luận nghiên cứu và thực tiễn triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường đại học Việt Nam.

Các yếu tố nâng cao cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Việt Nam và hàm ý chính sách

Nghiên cứu của nhóm tác giả Ly Thi Tran và cộng sự tìm hiểu về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên từ góc nhìn của các nhà tuyển dụng tại sáu tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế phát triển thấp ở Việt Nam, từ đó cung cấp các hàm ý chính sách quan trọng cho công tác hướng nghiệp và gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên, đặc biệt là việc làm tại địa phương.

Tài chính trong các trường đại học Việt Nam: Từ mô hình bao cấp Nhà nước toàn bộ đến cơ chế chia sẻ chi phí

Trong suốt ba thập kỷ qua, nền giáo dục đại học Việt Nam đã chuyển đổi hoàn toàn từ hệ thống đào tạo tinh hoa sang một hệ thống đào tạo có tính chất đại chúng. Trong bối cảnh đó, vấn đề tài chính trong giáo dục đại học cũng có sự thay đổi đáng kể, từ mô hình hoàn toàn do chính phủ tài trợ sang cơ chế chia sẻ chi phí.

Thí điểm triển khai học bạ điện tử, giảm áp lực cho giáo viên

Việc thí điểm triển khai học bạ điện tử, sổ điểm điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường và các giáo viên do giảm áp lực hồ sơ sổ sách, thuận lợi trong quản lý, điều hành. Dù vẫn còn những khó khăn vướng mắc nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ từng bước tháo gỡ.

Chú trọng công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường

Thời gian qua, cùng với những áp lực kinh tế xã hội, sự ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng đã khiến một bộ phận học sinh phổ thông bắt chước và thực hiện một số hành vi tự gây tổn thương cho bản thân theo nhiều cách khác nhau. Do đó, việc thành lập mô hình công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Nỗ lực triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai từ năm học 2020-2021, đến nay đã được áp dụng đối với lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Qua bốn năm triển khai, chương trình bước đầu tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội nhưng vẫn cần giải pháp tháo gỡ để quá trình triển khai thật sự hiệu quả.

Cần nghiên cứu để định hướng giảm tác động tiêu cực của ChatGPT trong giáo dục

Sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của Chat GPT và trí tuệ nhân tạo nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các giáo viên đã chia sẻ quan điểm của mình về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, tìm ra giải pháp xây dựng kế hoạch tương lai sử dụng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục.

Chương trình giáo dục mầm non gắn liền với mục tiêu đổi mới

Hơn 10 năm qua, Chương trình giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành năm 2009 được triển khai trên toàn quốc và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu thay đổi toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT đã thực hiện xây dựng, thí điểm để ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới mang tính khoa học cao và phù hợp với thực tiễn phát triển.

Tháo gỡ vướng mắc về chế độ chính sách đối với giáo viên

Một trong những điều kiện tất yếu, mang tính quan trọng, quyết định đến sự đổi mới toàn diện của giáo dục và đào tạo chính là đội ngũ giáo viên. Tuy đã có nhiều thay đổi nhưng bài toán về chính sách, chế độ lương, thưởng nghề giáo vẫn nỗi niềm trăn trở của ngành giáo dục trong nhiều năm qua.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: Trường học đã thay đổi mạnh mẽ, tích cực

Cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho rằng những tác động của đổi với giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng khóa XI đã mang lại nhiều điểm tích cực cho giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học.

“Một chương trình, nhiều bộ sách” đã mang một làn gió mới trong giáo dục

Ông Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội) cho rằng, từ khi Nghị quyết 29 được triển khai vào trường học việc dạy và học đã thực chất hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: “Nghị quyết 29 có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chỉ ra 4 thành tựu tiêu biểu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Giải bài toán thiếu giáo viên

Dù năm học 2023-2024 đã bắt đầu nhưng nhiều địa phương vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa.

Nhìn lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được gần hết chặng đường và nhận được nhiều phản hồi từ dư luận. Trong đó, có giáo viên chỉ ra 3 điểm mới tích cực và có giáo viên nhận xét đây là sự lột xác, thay đổi tư duy.

Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm: Làm sao để hiệu quả?

Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các quy định về dạy thêm, học thêm, các địa phương cũng đưa ra nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh những biến tướng của hoạt động này, nhưng thực tế công tác quản lí vẫn còn lúng túng, bất cập.

Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025: Bao nhiêu môn là hợp lí?

Các phương án đề xuất thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và đào tạo đang nhận được sự quan tâm của thí sinh, giáo viên và chuyên gia. Hầu hết các em đều bày tỏ mong muốn giảm áp lực thi cử. Mong muốn này nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia.

Ngành giáo dục gấp rút giải bài toán nhân lực ngành bán dẫn

Trước sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực ngành bán dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo, các cơ sở giáo dục đại học cũng lập tức “bắt tay” nhau để hình thành hệ thống đào tạo liên minh ở lĩnh vực này.

Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Nỗ lực đổi mới, công bằng, trách nhiệm

Sau nhiều năm thay đổi với mục đích “2 trong 1”, lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông dù có nhiều điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện nhưng cơ bản đã có nhiều đổi mới, tiến bộ.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Cuộc “cách mạng” của ngành giáo dục

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tuy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu đội ngũ giáo viên, còn “sạn” trong sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, công tác triển khai có giai đoạn còn nhiều lúng túng… nhưng toàn ngành đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất chương trình mới.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19