Tự chủ đại học: Mở ra nhiều triển vọng lớn trong quá trình 10 năm đổi mới
Tự chủ đại học: Mở ra nhiều triển vọng lớn trong quá trình 10 năm đổi mới

Tự chủ đại học là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, được kỳ vọng là một giải pháp then chốt, tạo đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng tầm cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiệm cận với các đại học hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Tư tưởng, khí thế đổi mới đã đi sâu vào toàn ngành Giáo dục

10 năm toàn ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo (GD-ĐT) trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Trước những khó khăn, thách thức ngành Giáo dục phải đối diện, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước dành cho GD-ĐT, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự nghiệp giáo dục nước ta đã tạo được chuyển biến biến căn bản về chất lượng, hiệu quả.

Thực hiện Nghị quyết 29: Thách thức lớn khi thiếu hàng trăm nghìn giáo viên

Năm học 2023-2024 là năm thứ 4 chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai ở các trường học trên cả nước, cũng là năm thứ 10 ngành giáo dục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Tuy phải thực hiện nhiệm vụ đổi mới chưa từng có tiền lệ với nhiều khó khăn, rào cản, nhưng ngành lại đang thiếu hàng trăm nghìn giáo viên trên khắp cả nước.

Nội hàm “Chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa”: nghiên cứu và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã kéo theo nhiều thay đổi và cải cách, cũng như sự ra đời của các chính sách mới, trong đó có chính sách về việc “Xã hội hóa việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa phổ thông” (Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa phổ thông). Nghiên cứu này góp phần xây dựng cách nhìn nhận đúng, phù hợp với xu hướng quốc tế đối với một chính sách mới được áp dụng tại Việt Nam, phục vụ cho công tác quản lí giáo dục khi thực hiện Chương trình mới.

Chính sách khoa học mở ở châu Âu và khuyến nghị cho Việt Nam

Khoa học mở đã trở thành một phong trào toàn cầu. Liên minh Châu Âu (EU) đã và đang tích cực thúc đẩy khoa học mở như một phương tiện để tăng tốc đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu và tối đa hóa tác động xã hội của các nỗ lực khoa học. Phân tích này xem xét các yếu tố chính của chính sách khoa học mở ở châu Âu và đưa ra các khuyến nghị để Việt Nam áp dụng và áp dụng các nguyên tắc tương tự.

Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam: Tác động của chính sách tự chủ

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nhung Tuyet Thi Pham và cộng sự (2023) được công bố trên tạp chí “Vietnam Journal of Education” tập trung phân tích sự khác biệt trong hoạt động đảm bảo chất lượng của trường đại học công lập tự chủ tài chính và trường đại học công lập không tự chủ tài chính. Kết quả định lượng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về tác động của chính sách tự chủ đối với hai loại hình cơ sở giáo dục đại học, điều chưa từng đề cập trong báo cáo quốc gia về chính sách tự chủ năm 2022.

Vai trò của phần khuyến nghị trong các báo cáo đảm bảo chất lượng: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Bài viết của nhóm tác giả Everard van Kemenade và Cuong Huu Nguyen (2023) tập trung tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các công trình về đảm bảo chất lượng hiện nay từ đó đề xuất các khuyến nghị cho hệ thống đảm bảo chất lượng mới nổi của Việt Nam.

Những biểu hiện về vai trò lãnh đạo của giáo viên trong các chính sách giáo dục: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

Vai trò lãnh đạo của giáo viên có tác động rất quan trọng đối với thành tích học tập của học sinh và sự cải thiện trường học. Do đó, việc giáo viên đảm nhận vai trò lãnh đạo là điều cần thiết, đặc biệt là để đáp ứng với tính chất năng động và thay đổi của nghề dạy học ngày nay. Bài báo tập trung phân tích các chính sách giáo dục tiêu chuẩn và chương trình phát triển chuyên môn giáo viên, từ đó đề xuất các khuyến nghị về phát triển năng lực lãnh đạo.

Tác động của toàn cầu hóa đến cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam

Trong bài viết này, Quynh Anh Le đánh giá về tư liệu của các học giả về cải cách giáo dục đại học tại Việt Nam để hiểu cách toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chính sách và thực hành giáo dục đại học của Việt Nam. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bắt đầu được tư nhân hóa và quốc tế hóa như một phần của các cải cách giáo dục đại học.

Hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp

Qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, ý kiến của nhiều nhà khoa học và các chủ doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Đắc Hưng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Xu hướng thế giới và chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp (Phần 2)

Những xu hướng phát triển trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên toàn cầu những năm gần đây đã được trình bày trong phần 1, trong bài viết này tập trung nghiên cứu chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Những xu hướng phát triển trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên toàn cầu (Phần 1)

Giáo dục nghề nghiệp đã trải qua một hành trình phát triển đầy thăng trầm, và mỗi giai đoạn trong lịch sử đều chứng kiến những xu hướng phát triển khác nhau. Bài viết này tập trung nghiên cứu về những xu hướng phát triển trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên toàn cầu trong những năm gần đây.

Số lượng bằng tiến sĩ tăng nhanh: Chương trình đào tạo cần có sự thay đổi

Ngày càng nhiều người có trình độ tiến sĩ. Theo đó, nhiều vị trí công việc liên quan đến học thuật truyền thống đã không còn đủ chỗ cho tất cả những người có bằng tiến sĩ. Nhiều người trở thành những “permadoc” (tiến sĩ vĩnh viễn), mòn mỏi với những hợp đồng giảng dạy tạm thời và thu nhập bấp bênh; những người khác phải chuyển sang công việc bên ngoài giới hàn lâm. Vì vậy, đào tạo tiến sĩ cần thay đổi để chuẩn bị cho những người có bằng tiến sĩ sẵn sàng chấp nhận sự nghiệp đa dạng hơn.

Tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược phát triển tổ chức giáo dục: Khuyến nghị cho các trường đại học Việt Nam

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hao Van Le và Cuong Huu Nguyen (2023) được công bố trên tạp chí “Vietnam Journal of Education” tập trung tổng hợp các báo cáo, bài viết học thuật và thảo luận về việc tích hợp 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc vào giáo dục đại học trên toàn thế giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam.

Đổi mới giáo dục: Nhìn từ phát triển tiết đọc thư viện trong nhà trường

Thư viện trường học luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đặc biệt là hình thành, thúc đẩy thói quen đọc sách ở học sinh. Xây dựng mô hình “Thư viện thân thiện” là cách nhiều nhà trường áp dụng để đổi mới hoạt động của thư viện trường học, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tư vấn tâm lí học đường: Nhiều khoảng trống cần được lấp đầy

Trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, chú trọng nhưng công tác xã hội, tư vấn tâm lí học đường trong các cơ sở giáo dục vẫn phải đổi mặt với nhiều vấn đề phức tạp, bất cập dẫn tới hiệu quả triển khai chưa đáp ứng được như kì vọng.

Phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên vì sự phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

Nghiên cứu với chủ đề “Teachers’ competencies in education for sustainable development in the context of Vietnam” của nhóm tác giả Nguyen Phuong Thao và cộng sự (2022) được công bố trên tạp chí “International Journal of Sustainability in Higher Education”, Q1 Scopus về lĩnh vực Giáo dục. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đề xuất các năng lực chuyên môn cần thiết đối với giáo viên để thực hiện tốt chính sách Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) trong bối cảnh Việt Nam.

Đẩy mạnh, nâng cao các biện pháp an toàn phòng, chống đuối nước ở trẻ em, học sinh

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, giai đoạn 2015 – 2020, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng tỉ lệ đuối nước trẻ em ở Việt Nam vẫn cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao.

Phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục ở Việt Nam: Liên hệ với công tác đảm bảo chất lượng đại học

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển chuyên môn cho giáo viên và hiệu trưởng các trường, tuy nhiên lượng thông tin liên quan đến phát triển chuyên môn ở cấp quản lý nhà nước còn khá hạn chế. Nghiên cứu tìm hiểu về công tác phát triển chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam.

Chương trình tiên tiến tại các trường đại học: Khoảng cách từ nghiên cứu tới thực tiễn ở Việt Nam

Chương sách của các tác giả Ly Tran, Huong Phan (Đại học Deakin) và Simon Marginson (University College London) chỉ ra sự đối lập giữa lý luận nghiên cứu và thực tiễn triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường đại học Việt Nam.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19