Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (GDPT 2018) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nỗ lực đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Với mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất người học, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ khối các trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường tiểu học tư thục.
Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho trẻ để giúp trẻ thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 mang đến một làn gió mới cho giáo dục bậc tiểu học, mở ra cơ hội vượt qua những khuôn khổ cứng nhắc của sách giáo khoa truyền thống. Học sinh tiểu học giờ đây không chỉ học để biết mà còn học để làm, học để thích nghi, trở thành những cá nhân linh hoạt, tự tin trước mọi thay đổi của cuộc sống hiện đại.
Ngày 20/11 vừa qua, dự án Luật Nhà giáo chính thức trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm được cho là “đột phá” của dự thảo Luật là đề xuất “ngành Giáo dục có vai trò và được chủ động hơn trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo”. Đến thời điểm này ghi nhận phần lớn ý kiến ủng hộ đề xuất này.
Giáo dục mầm non đóng vai trò nền tảng trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ em. Đây là giai đoạn đầu đời, khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, tiếp nhận các giá trị đạo đức, và xây dựng những kỹ năng cơ bản. Trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai, việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non càng trở nên cấp thiết, nhằm đảm bảo trẻ em không chỉ phát triển tốt về trí tuệ mà còn về thể chất và nhân cách.
Năm học cuối cùng ở bậc mầm non là một cột mốc quan trọng, trẻ cần được chuẩn bị tâm thế, kỹ năng và kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1 – một môi trường học tập hoàn toàn mới. Với nhiều đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thì chương trình lớp 1 không chỉ dạy trẻ học chữ viết, con số, cách phát âm, đánh vần, tính toán đơn giản mà còn là bước khởi đầu để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng sống.
Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 có nhiều điểm mới, như học sinh sẽ chọn các môn tổ hợp từ lớp 10 – lớp đầu cấp của THPT; các môn thi tốt nghiệp THTP có thêm môn Tin học, Công nghệ…Với những điểm mới này, công tác hướng nghiệp cũng như công tác tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cũng cần có sự thay đổi để cho phù hợp với Chương trình GDPT 2018.
Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 chính thức được áp dụng từ năm học 2020-2021. Song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, trú trọng về kiến thức và kỹ năng cho người học thì công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh phát triển Tâm lý học đường cũng là vấn đề quan trọng.
Giáo dục thường xuyên (GDTX) là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giáo dục quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục tại Việt Nam, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT 2018) mang lại một luồng gió mới, không chỉ cho giáo dục chính quy mà còn tác động sâu sắc đến GDTX.
Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) là bước đột phá trong nền giáo dục Việt Nam, chuyển từ mô hình giáo dục chú trọng cung cấp kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học. CTGDPT 2018 lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em phát triển khả năng tự học, sáng tạo, và áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Năm học 2024-2025, là năm học thứ ba Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được thực hiện đồng thời đối với giáo dục Thường xuyên (GDTX). Quá trình triển khai dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các cơ sở GDTX trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả những quan điểm và định hướng mới của Chương trình GDPT 2018, góp phần thực hiện chương trình theo đúng lộ trình.
Phương pháp dạy học tích cực là cách tiếp cận giáo dục hiện đại, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình học tập. Thay vì truyền đạt kiến thức một chiều, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích học sinh chủ động tìm tòi, khám phá. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo và tinh thần tự học.
Từ năm học 2021-2022, các trường áp dụng thực hiện Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT trong nhận xét, đánh giá xếp loại, xét danh hiệu học sinh. Việc thay đổi này được dư luận xã hội quan tâm nhiều bởi những điểm mới tiến bộ, tích cực, nhân văn.
Bên cạnh những thành tựu, xây dựng xã hội học tập (XHHT), hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần có những định hướng mới với những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung để hoàn thành được các mục tiêu xây dựng XHHT, tạo đột phá chiến lược về giáo dục và đào tạo, nhất là trong kỷ nguyên công nghệ số, chuyển đổi số toàn cầu hiện nay. Dưới đây là bài viết của TS. Lê Thị Mai Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này.
Xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn mới được xác định vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... Tạp chí Giáo dục xin đăng tải bài viết của TS. Lê Thị Mai Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề quan trọng này.
Giáo dục và đào tạo (GDĐT) đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu đổi mới đội ngũ nhà giáo cần được quan tâm, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Học tập qua trải nghiệm đang trở thành xu hướng giáo dục hiện đại, giúp học sinh không chỉ phát triển kỹ năng xã hội mà còn nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và thích ứng với thực tiễn. Đây là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, mang lại giá trị thiết thực, đặc biệt khi được tích hợp vào chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tại kỳ họp quốc hội lần thứ 8, Quốc hội Khoá XV, lần đầu tiên dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Dự thảo Luật Nhà giáo qua các phiên bản đã có sự điều chỉnh theo hướng ngắn gọn, thống nhất với Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động trong một số quy định, đồng thời thiết kế các nội dung chính sách riêng cho nhà giáo.
Phổ cập giáo giáo dục mầm non cho trẻ 3 đến 5 tuổi được nêu rõ ở Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và gần nhất là Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành tháng 8 vừa qua.
Nhiệm vụ phổ cập giáo giáo dục mầm non cho trẻ 3 đến 5 tuổi được đề cập, nêu rõ, quán triệt ở Nghị quyết số 42 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 68 của Chính phủ và gần nhất là Kết luận số 91 của Bộ Chính trị. Điều đó khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ này.