Nối tiếp bài báo trước, trong bài viết này, GS. TS Phạm Tất Dong đề cập đến sự phong phú của hành trình tri thức ngày nay, đánh dấu nhiều hướng tiếp cận để đạt đến những chân trời mới của kiến thức.
Bài viết trình bày quan điểm của GS. TS Phạm Tất Dong về vai trò quan trọng của giáo dục trong phát triển con người bền vững, gắn kết xã hội, và tôn trọng đa văn hóa. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa và sự cần thiết của hệ chính sách giáo dục toàn cầu nhằm hỗ trợ một môi trường học tập linh hoạt và đa dạng.
Học tập suốt đời trở thành một yếu tố quan trọng với tất cả mọi người khi xu hướng xây dựng và phát triển một xã hội học tập đang ngày càng gia tăng ở các quốc gia. Nơi có nguồn tri thức đa dạng và phong phú nhất để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời chính là các trường đại học. Do đó, quan điểm về vai trò của trường đại học và quyền tiếp cận học đại học đang trải qua sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu từ cộng đồng.
Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo thêm một bộ sách giáo khoa đang nhận được nhiều ý kiến bàn luận. Các ý kiến này cho rằng việc quan tâm đến sách giáo khoa là cần thiết nhưng cũng có ý kiến lo lắng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách sẽ dẫn đến việc quay về một bộ sách như trước đây, đồng thời phá vỡ chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa.
Tiếp nối phần trước, trong bài viết này, GS. TS Phạm Tất Dong trình bày và giải thích 2 loại hình văn hóa học tập là: Loại hình văn hóa học nghề và Loại hình văn hóa học tập suốt đời.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Elena V. Soboleva và cộng sự tìm hiểu các đặc điểm trong quá trình phát triển một mô hình dạy học môn Toán được “cá nhân hoá” tới từng học sinh, thông qua việc sử dụng các trò chơi “tiểu thuyết tương tác”(interactive novel) để cải thiện chất lượng giáo dục.
Bài viết giới thiệu và giải thích quan điểm của GS. TS Phạm Tất Dong về một số loại hình văn hóa học tập. Cụ thể, đó là: (1) Loại hình văn hóa đọc và (2) Loại hình văn hóa tự học.
Bài viết này phân tích các vai trò xã hội của chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở các giai đoạn trong lịch sử phát triển của đất nước. Việc làm rõ các vai trò xã hội của chính sách công trong giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn trong quá trình nghiên cứu và triển khai các định hướng lớn, các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 29/TW-NQ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai các định hướng lớn, các quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết 29/TW-NQ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, việc phân tích, đánh giá chính sách trên cơ sở khoa học và làm rõ các vai trò xã hội của chính sách công trong giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn. Bài viết này phân tích các cơ sở khoa học đánh giá chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Việt Nam, một quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa phong phú và đa dạng sắc tộc, đã kiên định cam kết thực hiện các chính sách giáo dục hòa nhập và công bằng. Trong thập kỷ qua, chính phủ đã nỗ lực thu hẹp sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong việc thúc đẩy sự hòa hợp xã hội và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh Việt Nam, thập kỷ qua đã chứng kiến sự chú trọng cao độ vào việc cải thiện thứ hạng đại học, được thúc đẩy bởi các chính sách của chính phủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đã đến lúc cần một bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam?
Bài viết giới thiệu và giải thích quan điểm của GS. TS Phạm Tất Dong về các nguyên lí giáo dục: (1) Nguyên lí giáo dục khai phóng; (2) Nguyên lí giáo dục cá nhân hóa; (3) Nguyên lí giáo dục dân chủ và bình đẳng; (4) Nguyên lí giáo dục đa văn hóa; (5) Nguyên lí giáo dục đa trí tuệ.
Giáo dục là phương thức lưu trữ kho tàng tri thức văn hóa xã hội và tạo ra những giá trị mới. Bài viết này bàn luận về triết lí của giáo dục từ quan điểm văn hóa.
Bài viết này trình bày những loại hình văn hóa giáo dục cơ bản. Có thể phân biệt thành 3 loại hình văn hóa giáo dục gồm: (1) Loại hình văn hóa giáo dục trong xã hội nông nghiệp; (2) Loại hình văn hóa giáo dục trong xã hội công nghiệp và (3) Loại hình văn hóa giáo dục trong xã hội tri thức.
Văn hóa có vị trí, ảnh hưởng trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Bài viết này trình bày một số khái niệm, quan điểm về văn hóa giáo dục nhằm biểu hiện chất lượng và sự tốt đẹp nằm trong các thành tố, các quá trình, các định hướng và các giá trị của giáo dục.
Trong thập kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều sáng kiến quan trọng nhằm cải cách và nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục đại học. Bài viết đã chỉ ra những thay đổi đáng chú ý trong bối cảnh giáo dục đại học, phản ánh cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy sự xuất sắc trong học tập, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
Mặc dù học tập kết hợp (Blended learning) có những lợi ích không thể thay thế, song việc triển khai hình thức giảng dạy này vẫn được xem là một thách thức lớn. Trong đó, giáo viên là người đóng vai trò trung tâm đối với thành công của hình thức học tập này. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bram Bruggeman và cộng sự sử dụng cách tiếp cận toàn diện để xác định các phẩm chất nào của giảng viên có tác động lớn nhất đến hiệu quả của việc triển khai học tập kết hợp tại các trường đại học.
Kết quả cho thấy rằng Giáo dục đại học là chủ đề nghiên cứu chính được tập trung nhiều nhất, chiếm hơn 60% tổng số công bố, trong khi Giáo dục phổ thông chiếm vị trí thứ hai với hơn 27%. Các chủ đề chính bao gồm: Dạy và Học; Quản lí, Lãnh đạo, Chính sách, Giáo dục tiếng Anh; Giáo dục quốc tế và Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Nghiên cứu này giới thiệu sự phát triển của khoa học giáo dục (KHGD) Việt Nam trong giai đoạn 2013-2022 gắn liền với giai đoạn thực hiện Nghị quyết 29. Kết quả cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về số lượng công bố, bên cạnh các quốc gia có truyền thống hợp tác, các nhà khoa học Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hợp tác với các quốc gia khác. Nghiên cứu cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế với sự phát triển của KHGD Việt Nam trong giai đoạn từ 2013-2022.
Ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã chứng kiến sự gia tăng những vấn đề về tâm lý ở giới trẻ. Ảnh hưởng của hậu đại dịch COVID-19, những vấn đề bất cập trong đào tạo và sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực tâm lý học có thể làm tăng thêm những thách thức về sức khỏe tâm thần và cản trở khả năng những người trẻ tuổi có thể nhận được sự hỗ trợ.