Bài viết này cung cấp cái nhìn sâu sắc về những thay đổi có tác động đến tầm nhìn của các trường đại học và cách họ có thể biến những thay đổi này thành lợi thế của mình và thiết lập lộ trình để thiết kế-phát triển chiến lược chuyển đổi số.
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học là công cụ để duy trì và nâng cao chất lượng, minh bạch hóa hệ thống giáo dục, và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bài viết giới thiệu vai trò của kiểm định trong giáo dục đại học và một số chương trình đào tạo từ xa đã được kiểm định tại Việt Nam.
Nghiên cứu này nêu bật tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa và kỹ năng số trước khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ số và cần có một tầm nhìn dài hạn trong chuyển đổi số. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ và đầu tư mạnh mẽ hơn từ chính phủ và các tổ chức để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra đúng lộ trình, tầm nhìn và bền vững.
Bài viết này đánh giá hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược trong việc nâng cao khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức thống kê của học sinh trung học. Kết quả cho thấy mô hình này không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động hơn mà còn nâng cao khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và áp dụng lý thuyết vào thực tế.
Kiểm định chất lượng giáo dục đại học là công cụ để duy trì và nâng cao chất lượng, minh bạch hóa hệ thống giáo dục, và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Một trong những vai trò cốt lõi của hoạt động kiểm định cơ sở giáo dục là đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các trường đại học.
Là tỉnh miền núi, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn lực của phụ huynh và địa phương đều hạn chế, nhưng trong 10 năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực trong việc kiên cố hóa trường lớp học, đặc biệt là việc huy động các nguồn lực xã hội hoá để mang lại môi trường học tập tốt hơn cho học sinh
Trong các lớp học tiếng Anh tại Việt Nam, hoạt động phản hồi của giảng viên thường không phù hợp với mong đợi của sinh viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập. Bài viết phân tích phương pháp cung cấp sự phản hồi của giảng viên và sự tác động đến chất lượng giáo dục.
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý và xã hội, đặc biệt là lo âu xã hội và áp lực tìm kiếm sự chấp nhận từ bạn bè, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và xã hội của các em.
Trong bối cảnh giáo dục đại học đang đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hội nhập quốc tế, việc áp dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) tại các trường đại học là rất cần thiết. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả của các công cụ IQA tại các trường đại học Việt Nam.
Trong bối cảnh triết học Marxist-Leninist chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống về mối quan hệ giữa hai khái niệm “bộ phận” và “tổng thể”, việc làm rõ sự thống nhất biện chứng giữa chúng không chỉ mang ý nghĩa lý luận sâu sắc mà còn mở ra những hướng tiếp cận phương pháp luận quan trọng.
Thực tập giảng dạy là giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo, giúp những giáo sinh tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi bước vào nghề. Việc đánh giá mức độ phát triển năng lực sư phạm và những thách thức họ gặp phải không chỉ cần thiết mà còn là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
Việc có việc làm sau tốt nghiệp không chỉ là mục tiêu quan trọng của sinh viên mà còn là thước đo hiệu quả giáo dục đại học trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Sự phù hợp giữa chương trình đào tạo và yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của người học, đặc biệt trong các ngành kĩ thuật và công nghệ. Do đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cấp thiết của phát triển bền vững, giáo dục đóng vai trò trọng tâm trong việc trang bị cho người học năng lực để ứng phó với những thách thức môi trường, kinh tế và xã hội. Bài viết này trình bày mức độ liên kết giữa các phương pháp giảng dạy hiện tại với mục tiêu phát triển năng lực bền vững tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên.
Quản lí lớp học là một yếu tố then chốt trong việc xây dựng môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các giáo viên mới, đặc biệt là giáo viên dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) tại Việt Nam, việc quản lí hành vi gây rối vẫn là một thách thức lớn. Nghiên cứu này đã làm rõ một số thách thức và chỉ ra những chiến lược mà giáo viên dạy EFL mới vào nghề có thể áp dụng để cải thiện tình hình.
Bài viết này phân tích thực trạng phát triển chuyên môn dành cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục tại Việt Nam, làm rõ mức độ chủ động của cán bộ trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo, vai trò của lãnh đạo tổ chức trong việc hỗ trợ, cũng như những rào cản trong quá trình triển khai chính sách.
Quy trình đánh giá chương trình học (APR) không chỉ giúp các trường đại học duy trì chất lượng giáo dục mà còn hỗ trợ điều chỉnh và cải thiện các chương trình học dựa trên các dữ liệu thực tế và phản hồi từ nhiều bên liên quan như giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và các chuyên gia bên ngoài.
Giáo dục đại học ngày càng chịu ảnh hưởng từ các mô hình quản trị doanh nghiệp, vai trò và cơ cấu của hội đồng quản trị tại các trường đại học tư nhân phi lợi nhuận đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt. Bài viết cung cấp một số thông tin về sự thay đổi trong mô hình quản trị các trường đại học này dưới tác động của tư duy doanh nghiệp.
Việc áp dụng mô hình TPACK trong giáo dục trực tuyến không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực sử dụng công nghệ mà còn góp phần cải thiện chất lượng dạy và học trong môi trường học tập số.
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, các môn lý luận chính trị giữ vai trò then chốt trong việc trang bị tư duy nền tảng cho sinh viên Việt Nam. Để bắt kịp xu hướng đổi mới giáo dục, mô hình lớp học đảo ngược đang mở ra một phương thức giảng dạy giúp nâng cao hiệu quả học tập và phát huy tư duy chủ động của người học.
Hiện nay, việc dạy ngoại ngữ tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế do thiếu các công cụ đánh giá từ vựng hiệu quả. Bài viết đề xuất mô hình Rasch nhằm đánh giá độ tin cậy của bài kiểm tra trong việc đo lường năng lực ngôn ngữ của học sinh.