Thi Olympic Khoa học và vấn đề truyền cảm hứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngoài
Thi Olympic Khoa học và vấn đề truyền cảm hứng cho hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngoài

Giáo dục các môn khoa học tự nhiên là một trong những hợp phần quan trọng của bất kỳ nền giáo dục hiện đại nào. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển của ngành khoa học này, học sinh, sinh viên cần thể hiện niềm đam mê với sự nghiệp khoa học lâu dài trong khối ngành khoa học tự nhiên.

Quản trị giáo dục đại học ở Việt Nam hướng tới mô hình phân cấp và những vấn đề thực tiễn

Việc chuyển giao quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ của Chính phủ cho các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò là một giải pháp giúp “cởi trói”, thúc đẩy nền giáo dục phát triển mà Chính phủ kỳ vọng sẽ mang lại cơ chế tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên, quá trình cải cách này vẫn còn bộc lộ sự hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế trong việc dẫn dắt toàn bộ quá trình đổi mới.

Xác định nhu cầu đào tạo các trưởng bộ môn tại những trường đại học mới thành lập ở Việt Nam

Giáo dục đại học đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, do yêu cầu mở rộng mạng lưới các cơ sở giáo dục này trên phạm vi toàn cầu. Một số nhà quản lý ở các trường đại học chưa thực hiện vai trò của mình một cách đầy đủ hoặc còn thiếu chuyên nghiệp. Trước những thay đổi nhanh chóng của giáo dục đại học, thông qua nghiên cứu, bài viết đề cập đến việc xác định nhu cầu đào tạo những người giữ vị trí trưởng bộ môn trong một trường đại học mới thành lập ở Việt Nam.

Indonesia đã đổi mới GIÁO DỤC TOÁN HỌC như thế nào?

Học hỏi từ những thành công ở Hoa Kỳ và Nam Phi, Indonesia đã nghiên cứu, vận dụng và có những điều chỉnh lí thuyết Realistic Mathematics Education (RME, có thể gọi là Giáo dục Toán thực*) để đổi mới toàn diện nền giáo dục toán học một cách căn bản và đã có những thành tựu quan trọng. Bài viết sơ lược giới thiệu thành công này, tập trung vào lộ trình và kiểu đổi mới “top-down” của Indonesia như là một kinh nghiệm chính sách trong đổi mới giáo dục.

Xuất bản sách không còn chỗ đứng trong cuộc chạy đua xếp hạng đại học

Các bảng xếp hạng trường đại học, sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục để nhận quỹ hỗ trợ tài chính, và sự xuất hiện của sinh viên quốc tế đang làm thay đổi bức tranh nghiên cứu của các trường. Các nhà khoa học đang chịu áp lực ngày càng lớn để giành các quỹ tài trợ và việc xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí dường như là một phương án chiến lược đem lại hiệu quả cao hơn so với xuất bản sách.

Tái tạo lại nghiên cứu về mối liên hệ giữa tính cách và chứng Rối loạn sử dụng điện thoại thông minh và Internet

Đây là nghiên cứu nhằm tái tạo những phát hiện trước đó về mối quan hệ giữa một số đặc điểm tính cách cụ thể (tính bốc đồng và chứng lo âu xã hội) với chứng Rối loạn Sử dụng Điện thoại thông minh và Internet (Internet and Smartphone Use Disorder - IUD / SUD).

Vai trò của khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật cho mục tiêu phát triển bền vững

Các tác giả Eric Neumayer và Charles Joly cho rằng những thách thức chính đặt ra khi chuyển đổi sang "nền kinh tế không carbon" chính là khía cạnh xã hội thay vì công nghệ. Do đó, thay vì chờ đợi sự thay đổi và phát triển của công nghệ, trong thế giới hậu Covid-19 này, chúng ta cần đặt trọng tâm mới vào các môn học về khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật và những hiểu biết mà chúng mang đến để tạo điều kiện và mang lại sự thay đổi trên mọi khía cạnh của xã hội và nền kinh tế.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, đi vào lịch sử nhân loại như một trong những chiến công thần kỳ của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của nhân dân toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử.

Chuyển đổi số: 5 tác động đến lớp học

Chuyển đổi số trong trường học không phải là vấn đề liên quan đến sự đổi mới hay công nghệ, mà đó là câu chuyện về văn hoá. Thông qua việc số hoá trải nghiệm học tập, các giáo viên và học sinh đều có thể nâng cao kỹ năng của mình, với mục tiêu chung là tạo ra một chương trình học tập hấp dẫn và hiệu quả hơn. Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc bài viết của chuyên trang Acer for education với tiêu đề “5 ways Digital Transformation impacts on classrooms”.

Cấu trúc phổ quát của bài báo nghiên cứu

Bài viết trình bày cấu trúc phổ quát của bài báo nghiên cứu theo định dạng IMRaD (Introduction – Đặt vấn đề, Materials and Methods/ Methods – Phương pháp nghiên cứu, Results – Kết quả nghiên cứu, Discussion – Bàn luận) mở rộng.

Sự thống trị của tiếng Anh trong khoa học - những ảnh hưởng và giải pháp

Nhiều người cho rằng sự độc tôn của tiếng Anh trong khoa học là nguyên nhân cản trở sự đa dạng, tuy nhiên cộng đồng có thể nỗ lực hướng tới những sự thay đổi tình trạng này.

Các trường đại học đẳng cấp thế giới và quyền tự chủ về thể chế ở Trung Quốc

Việc tăng cường đầu tư quốc gia vào giáo dục đại học ở Trung Quốc là rất đáng chú ý, nhằm hướng tới việc xây dựng một số trường Đại học hàng đầu thế giới của Trung Quốc. Tuy vậy, việc đầu tư về tài chính lại được đánh giá là thường vượt xa sự tôn trọng đối với tự do học thuật và quyền tự chủ về thể chế.

Hàng triệu loài động vật trên Trái đất chưa từng “có mặt” trong các nghiên cứu được xuất bản

Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc bài viết của tác giả Dalmeet Singh Chawla với tiêu đề “Millions of animals may be missing from scientific studies”.

Stress và sức khoẻ tâm thần ở thanh thiếu niên: Yếu tố ảnh hưởng và khuynh hướng

Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc nghiên cứu của tác giả Björn Högberg với đề tài “Educational stressors and secular trends in school stress and mental health problems in adolescents”.

Việt Nam từng bước đổi mới: Báo cáo của Clarivate Derwent về sự đổi mới ở Nam Á và Đông Nam Á

Nam Á và Đông Nam Á đang trên đà tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo. Cùng với dòng chảy của khu vực, Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Sau khi chính sách Đổi Mới được ban hành và nhiều nỗ lực hội nhập quốc tế được xúc tiến, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong khoa học, công nghệ. Báo cáo mới của Clarivate Derwent đã nêu tên 235 tổ chức sáng tạo của khu vực, trong đó Việt Nam ghi danh với 7 tổ chức.

Cơ sở dữ liệu khoa học mở quốc gia ở Việt Nam: Xu thế quốc tế và thực trạng

Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Việt Nam với đề tài “Đề xuất phát triển cơ sở dữ liệu truy cập mở quốc gia ở Việt Nam và so sánh với cơ sở dữ liệu quốc gia của các nước Châu Á” (Proposal for the development of a national open access database in Vietnam and comparison with other Asian countries’ national literature databases).

Khi truy cập mở “lên ngôi”

Tạp chí Giáo dục xin trân trọng lược dịch và giới thiệu bài viết với tiêu đề “Open access takes flight” của Jeffrey Brainard, công bố trên tạp chí Science (thuộc nhà xuất bản AAAS, Q1 Scopus).

Thách thức và cơ hội mà các nhà lãnh đạo trường Đại học đang phải đối mặt

Báo cáo mới đây của Elsevier đã tiết lộ những cơ hội và thách thức mà các nhà lãnh đạo trường đại học phải đối mặt trong một môi trường ngày càng cạnh tranh.

Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam: từ sự tham gia của cộng đồng sang tư nhân hóa

Mới đây, tác giả Đặng Thị Kim Phụng (Đại học Tôn Đức Thắng) đã có công bố mới với tiêu đề “Innovations of education socialisation in Vietnam: from participation towards privatisation” đăng tải trên tạp chí Educational Philosophy and Theory. Đây là tạp chí Q2 Scopus về lĩnh vực giáo dục với CiteScore 1.5 và nằm trong danh mục SSCI.