Lớp học đảo ngược đã dần trở thành một phương tiện tiềm năng để tăng cường sự tham gia của sinh viên, cải thiện kết quả học tập và thích ứng với bối cảnh giáo dục đang thay đổi. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích tiềm năng của học tập đảo ngược là một số thách thức trong việc triển khai mô hình lớp học này.
Việc dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các trường học đã trở thành một vấn đề được quan tâm rộng rãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các chính sách và phương pháp tiếp cận việc dạy tiếng Anh ở mỗi nước đều mang tính đặc thù, phản ánh sự phức tạp của hệ thống giáo dục và nhu cầu của từng quốc gia.
Quản lý dạy thêm và học thêm không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ một số nước phát triển ở Châu Á đến Pháp và Phần Lan, mỗi quốc gia đều áp dụng các biện pháp quản lý (chứ không cấm hoàn toàn) nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh và cải thiện chất lượng giáo dục công lập. Đối với Việt Nam, việc học hỏi từ các mô hình quốc tế có thể mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý dạy thêm, góp phần xây dựng nền giáo dục bền vững.
Sự phát triển công nghệ và nhu cầu học tập linh hoạt đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến mở rộng với các nền tảng học tập số, lớp học ảo và tài nguyên trực tuyến phong phú. Các trường đại học áp dụng nhiều mô hình học tập từ xa để duy trì giảng dạy hiệu quả. Tuy nhiên, cần xác định phương pháp nào tối ưu nhất giữa học tập đồng bộ, không đồng bộ và kết hợp.
Trong bối cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên thông qua các chính sách và dự án giáo dục, việc đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của sinh viên về những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh đã trở thành xu hướng phổ biến tại nhiều trường đại học trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên đặt ra nhiều thách thức trong quá trình triển khai mô hình này.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển đổi sang hình thức học tập trực tuyến, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ giáo dục trực tuyến của sinh viên Việt Nam.
Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy trở thành yếu tố then chốt, đặc biệt khi đối mặt với các thách thức như chi phí cao và sự hạn chế trong khả năng tiếp cận tri thức. Bài viết đề xuất mô hình OMO như giải pháp hiệu quả để vượt qua những rào cản này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục đã trở thành một xu hướng không thể thiếu. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ mô phỏng trong dạy học của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Sinh viên Việt Nam thường gặp khó khăn với việc học ngoại ngữ do phương pháp học truyền thống tập trung quá nhiều vào ngữ pháp và từ vựng. Bài viết đề xuất dự án đọc mở rộng trong giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển thói quen đọc tiếng Anh một cách tự nhiên
Việc ghi nhớ từ vựng luôn là một thách thức lớn trong giảng dạy ngoại ngữ. Phương pháp dạy học sử dụng kỹ thuật thẻ flashcard đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả, giúp người học củng cố và duy trì từ vựng lâu dài. Bài viết tìm hiểu tác động của công cụ dạy học này với quá trình học tập của học sinh.
Bài viết này phân tích việc triển khai giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra tại bốn trường đại học ở Việt Nam và Lào. Kết quả cho thấy, việc áp dụng mô hình này giúp nâng cao trải nghiệm học tập cũng như khuyến khích sinh viên phát triển tư duy phản biện và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy, gia tăng khối lượng công việc của giảng viên và sự thích nghi của người học.
Thị trường lao động ngày nay đòi hỏi các cá nhân phải sở hữu kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bài viết cung cấp những thông tin quan trọng cho các chương trình đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của sinh viên.
Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo hướng giảng dạy song ngữ. Bài viết khám phá quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy phản chiếu của các giáo viên ngoại ngữ và tác động đến chất lượng học tập của học sinh.
Việc áp dụng học tập qua thiết bị di động (M-learning) trong các trường trung học phổ thông tại Việt Nam đang trở thành xu hướng giáo dục hiện đại, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức cần được giải quyết.
Thực tập là một phần quan trọng trong Chương trình đào tạo đại học, giúp sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tế và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thường có trải nghiệm thực tập khác biệt và gặp nhiều thách thức do tính chất chuyên ngành của họ.
Giáo dục đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển lâu dài, thông qua tổng hợp tài liệu về tích hợp 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vào giáo dục đại học toàn cầu, bài viết đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam thực hiện hiệu quả các mục tiêu này.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đóng vai trò then chốt trong quản lý giáo dục toàn cầu. Bài viết phân tích từ kinh nghiệm quốc tế và chính sách ICT tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm tối ưu hóa ứng dụng ICT trong quản lý giáo dục.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, nghiên cứu này đóng góp như một tài liệu tham khảo hữu ích thông qua việc đánh giá sự phát triển của giáo dục STEM tại Việt Nam, phân tích một số thách thức và đề xuất các giải pháp chiến lược để thúc đẩy giáo dục STEM.
Bài viết của tác giả Leslie Wilson, CEO Viện One-to-One, bàn luận về sự khác biệt bản chất giữa hai khái niệm “phát minh” và “đổi mới” trong giáo dục. Trong khi “đổi mới” là một khái niệm mang tính vĩ mô, định hướng; thì “phát minh” là sự hiện thực hoá các ý tưởng của đổi mới, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng trong giáo dục. Hai khái niệm này không loại trừ mà bổ sung, phát triển cho nhau.