Liệu mọi “tạp chí săn mồi” đều thực sự “săn mồi”?

Xuất phát từ nhu cầu công bố bài báo khoa học của các học giả bởi lợi ích về tài chính và sự thăng tiến trong công việc, tình trạng này được nhiều cá nhân và tổ chức xuất bản học thuật biết đến; theo đó, một trong số họ đã và đang cố gắng lợi dụng nhu cầu này nhằm kiếm lợi nhuận từ các học giả. Trong giới học thuật nay đã xuất hiện một nhóm các tạp chí và nhà xuất bản hứa hẹn quá trình xét duyệt và xuất bản nhanh chóng với mức phí xử lý phù hợp. Những tạp chí này được gọi là tạp chí “săn mồi”.

Trong giới học thuật, đặc biệt là đối với hoạt động xuất bản đã và đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Thực tế hiện nay, một trong những tiêu chí hàng đầu đề đánh giá các học giả, các nhà khoa là dựa trên số lượng bài báo của họ được công bố trên các tạp chí học thuật. Một bài báo chỉ được xem là hợp lệ nếu nó trải qua quá trình bình duyệt bởi một hoặc nhiều người phản biện (là những học giả trong cùng lĩnh vực) để đánh giá nội dung có phù hợp để xuất bản trên tạp chí; ngoài ra, bản thảo có thể trải qua một loạt các đánh giá, sửa đổi và gửi lại trước khi được chấp nhận hoặc từ chối xuất bản. Quá trình này thường mất vài tháng. Tiếp theo, thường phải mất một khoảng thời gian dài (thậm chí hơn một năm) trước khi bản thảo được chấp nhận xuất bản. Điều này này đặc biệt đúng đối với những tạp chí học thuật nổi tiếng và được đánh giá cao.

Xuất phát từ nhu cầu công bố bài báo khoa học của các học giả bởi lợi ích về tài chính và sự thăng tiến trong công việc, tình trạng này được nhiều cá nhân và tổ chức xuất bản học thuật biết đến; theo đó, một trong số họ đã và đang cố gắng lợi dụng nhu cầu này nhằm kiếm lợi nhuận từ các học giả. Trong giới học thuật nay đã xuất hiện một nhóm các tạp chí và nhà xuất bản hứa hẹn quá trình xét duyệt và xuất bản nhanh chóng với mức phí xử lý phù hợp. Những tạp chí này được gọi là tạp chí “săn mồi”. 

Các tạp chí “săn mồi” trục lợi chủ yếu là các hoạt động thu phí - chúng tồn tại vì mục đích đó và chỉ ngẫu nhiên xuất bản các bài báo mà không trải qua quá trình bình duyệt nghiêm ngặt, mặc dù có những tuyên bố ngược lại. Một số đặc điểm khác có thể dễ dàng nhận biết đó là: tỷ lệ chấp nhận bản thảo cao hoặc có sự bảo đảm; nhà xuất bản gửi cho tác giả lời mời gửi bài để xuất bản; quy trình bình duyệt hạn chế (hoặc không tồn tại); ít chú ý đến việc đảm bảo kĩ thuật; không nhất thiết phải được lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu điện tử; tạp chí có thể tồn tại trong thời gian ngắn; không có chính sách lưu trữ,...

Tuy nhiên, việc “đánh dấu” tạp chí là có tính săn mồi theo các tiêu chí nêu trên là khá chủ quan. Một số nhà nghiên cứu cho rằng “cuộc chiến” chống lại các tạp chí này có thể dẫn đến việc giảm số lượng nghiên cứu và gây ra nhiều vấn đề trong giới xuất bản.

Việc “đánh dấu” tạp chí là có tính chất săn mồi trong hầu hết các trường hợp đều dựa trên phí xử lý. Còn các tạp chí yêu cầu thu phí để tải xuống bài báo đã xuất bản thì sao? Đó liệu phải là hành vi săn mồi? Ví dụ, một số tạp chí truy cập mở đã yêu cầu 300 € để xuất bản bản thảo và yêu cầu người đọc 30 € để tải xuống bài báo đã xuất bản. Nếu 50 độc giả tải bài viết này thì lợi nhuận sẽ là 1500 € cho nhà xuất bản. Berger và Cirasella (2015) nhận định việc thu phí không phải là dấu hiệu của một nhà xuất bản “săn mồi”: nhiều tạp chí truy cập mở có uy tín sử dụng phí xử lý để trang trải chi phí, đặc biệt trong các lĩnh vực mà nghiên cứu thường được tài trợ bởi các khoản trợ cấp (nhiều tạp chí dựa trên đăng ký cũng tính phí tác giả, thậm chí trên mỗi trang hoặc hình minh họa). Phí xử lý là có cơ sở, bởi vì trong phần lớn các trường hợp, tác giả xuất bản không nộp phí từ nguồn tài chính của mình mà từ các quỹ hoặc trợ cấp khác nhau. Và nếu tạp chí không có được nền tảng tài chính vững chắc thì việc đảm bảo chức năng của tạp chí là rất khó khăn. 

Nghiên cứu của King và Alvarado-Albertorio (2012) cho thấy rằng 50% số bài báo được xuất bản năm 1977 có hình thức thu phí tác giả, quy định này đã giảm đi phần nào trong những năm tiếp theo do chi phí tài chính của việc xuất bản được chuyển sang phí đăng ký cao hơn. 

Mặt khác, nhiều tạp chí bị đưa vào danh sách “săn mồi” dựa trên sự nghi ngờ của các tác giả về hành vi không công bằng của tạp chí. Nhiều tổ chức đã thêm tạp chí này vào danh sách và gửi e-mail đến tất cả nhân viên, giảng viên của trường đại học rằng những tạp chí này không tốt, mang tính chất “săn mồi” và không nên xuất bản trên những tạp chí này. Và khi một số cá nhân vẫn gửi bài và xuất bản ở đó, bài báo sẽ bị đánh dấu là “tác giả tồi” mà không cần tìm hiểu về quy trình xuất bản. Vì vậy, việc thêm các tạp chí vào bất kỳ danh sách “tạp chí săn mồi” và cho rằng đó là cách đúng đắn có thể dẫn đến sự suy giảm khoa học và mang đến “nỗi sợ hãi” trước hoạt động xuất bản, bởi vì mọi tạp chí đều có có khả năng trở thành một tạp chí “săn mồi”.

Dựa trên những thông tin trước đó, có vẻ như cách nhận định hầu hết bất kỳ tạp chí mới có thu phí đều là tạp chí “săn mồi” là không hoàn toàn chính xác. Việc đánh giá tác giả thông qua ấn phẩm chưa đúng cách có thể dẫn đến sự trì trệ trong lĩnh vực xuất bản. Vì vậy, tốt hơn là nên cung cấp cho các tác giả mới bắt đầu về cách viết một bản thảo khoa học và cách gửi bài đến tạp chí học thuật uy tín, cũng như cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến quy trình xuất bản một bài báo khoa học.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Kubiatko, M. (2017). Not Every Predatory Journal is Really Predatory Journal. Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education, 13(9). https://doi.org/10.12973/eurasia.2017.00829a

Bạn đang đọc bài viết Liệu mọi “tạp chí săn mồi” đều thực sự “săn mồi”? tại chuyên mục Xuất bản khoa học của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19