AI và Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Tầm nhìn và cách tiếp cận của một trường đại học cụ thể tại Việt Nam

Nghiên cứu của Quy và cộng sự khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng 4.0. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật trong việc thay đổi cách chúng ta học và dạy. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đề cập đến nỗ lực của một trường đại học ở Việt Nam trong việc áp dụng sự chuyển đổi số và cung cấp một cái nhìn về những thách thức mà các trường đại học ở các nước có thu nhập trung bình phải đối mặt.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học, đặc biệt là ở Việt Nam và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong bối cảnh này, chuyển đổi số được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất, với trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) được nhận diện là hai công nghệ có thể giúp cải thiện môi trường học tập và thay đổi cách học và dạy. Nghiên cứu của Quy và cộng sự nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Đồng thời, khẳng định vai trò của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật trong việc thay đổi cách chúng ta học và dạy. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đề cập đến nỗ lực của một trường đại học ở Việt Nam trong việc áp dụng sự chuyển đổi số và cung cấp một cái nhìn về những thách thức mà các trường đại học ở các nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và vị trí của chuyển đổi số trong Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là bước đột phá và là nhiệm vụ lớn đối với các cơ sở giáo dục đại học dựa trên hai nội dung chính: (1) quản lý giáo dục và (2) dạy, học, đánh giá và nghiên cứu khoa học. Mặc dù chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở giáo dục nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình này, bao gồm cơ sở pháp lý, năng lực tư duy và quản lý, hạ tầng hệ thống thông tin, kỹ năng sử dụng và tiếp cận công nghệ mới. 

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho giáo dục đại học đòi hỏi nguồn lực và chi phí đầu tư lớn và là một thách thức cần được giải quyết, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã xem xét quá trình chuyển đổi số của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên như một ví dụ cho một trường đại học cụ thể tại Việt Nam. Nhờ tiếp cận quy trình chuyển đổi số một cách linh hoạt và phù hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Theo tác giả, chuyển đổi số sẽ là xu hướng, là tương lai của lĩnh vực giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục. Do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số trở thành “cuộc chạy đua” giữa các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét việc xây dựng mô hình khuyến nghị thông minh để hiện thực hóa quy trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề trên, bạn đọc có thể tìm đọc tài liệu tham khảo dưới đây.

Huyền Đức lược dịch

Nguồn: Quy, V. K., Thanh, B. T., Chehri, A., Linh, D. M., & Tuan, D. A. (2023). AI and digital transformation in higher education: vision and approach of a specific university in Vietnam. Sustainability, 15(14), 11093.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19