Giáo dục STEM đã được nhiều quốc gia coi là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Nó đã nhận được sự quan tâm lớn từ các hệ thống giáo dục khác nhau, tuy nhiên việc triển khai giáo dục STEM tại một số nước đang phát triển ở châu Á còn gặp khó khăn. Bài báo này của Lam Thi Bich Le và cộng sự tìm hiểu những thách thức đối với giáo dục STEM ở các trường trung học công lập ở Việt Nam.
Bài báo của Armond và công sự đánh giá phạm vi các tài liệu về đạo đức nghiên cứu và các trường hợp liêm chính trong nghiên cứu. Các mô tả trường hợp được tìm thấy trong các tạp chí học thuật bị chi phối bởi các cuộc thảo luận liên quan đến các trường hợp nổi bật. Sự chiếm ưu thế của các trường hợp bịa đặt và giả mạo có thể làm phân tán sự chú ý của cộng đồng học thuật khỏi các vi phạm và vấn đề đạo đức có liên quan nhưng ít rõ ràng hơn, cũng như các hình thức hành vi sai trái mới nổi gần đây.
Nghiên cứu này xác định các chủ đề chung để cải thiện tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học, đồng thời thấy rằng nhiều trường đại học gặp khó khăn trong việc thực hiện chúng.
Nghiên cứu của Ramos Asafo-Adjei cùng cộng sự tìm hiểu mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh tại Cộng hòa Ghana, Tây Phi. Đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức nơi học sinh về các trang mạng xã hội, tầm quan trọng, mối nguy hiểm lẫn cách sử dụng mạng xã hội tốt nhất, đặc biệt là cho mục đích học tập.
Hiện nay, các trường đại học đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia bằng cách trang bị cho sinh viên những kĩ năng học thuật và năng lực tư duy bậc cao. Theo đó, một trong những xu hướng để phát triển những kĩ năng là đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục STEM. Trong bài báo này, các tác giả sẽ tiến hành so sánh trình độ của hơn 30.000 sinh viên khối ngành STEM tại các trường đại học ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kì.
“Take notes” hay “Note-taking” là phương pháp ghi chép nội dung một cách hệ thống và khoa học. Sử dụng note-taking nhằm phát triển khả năng tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học.
Ngày càng có nhiều giáo viên chuyển sang sử dụng công nghệ khi giao bài tập về nhà. Tuy nhiên, trong khi bài tập về nhà trực tuyến có thể làm cho việc học tập ngoài lớp trở nên thú vị và tương tác hơn, một nghiên cứu của Eva Dobozy cho thấy nó có thể gây bất lợi hơn nữa cho học sinh đến từ các gia đình có thu nhập kinh tế thấp.
Căng thẳng (stress) có thể là một yếu tố lấn áp cuộc sống của thanh thiếu niên. Áp lực thi cử, học tập; sự kì vọng từ gia đình, thầy cô;... khiến các em dễ gặp phải căng thẳng. Do đó, một vài câu hỏi đơn giản được gợi ý trong bài báo “6 questions to help students cope with everyday stress” của Paige Tutt có thể giúp học sinh ứng phó với căng thẳng.
Nghiên cứu của Truong và cộng sự nhằm xác định các nhân tố quản trị có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học của các giảng viên đại học thông qua áp dụng phương pháp PLS-SEM, cùng với kiểm định ANOVA và t-test. Các tác giả đã phân tích các thuộc tính đo lường tâm lý của các thang đo liên quan đến các khía cạnh khác nhau của kết quả nghiên cứu khoa học.
Giáo dục STEM gần đây đã trở thành một trong những phương thức chính được cộng đồng giáo dục thế giới sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề khủng hoảng toàn cầu. Nghiên cứu đánh giá hệ thống do nhóm tác giả Eka Kurrniati và cộng sự mang đến một góc nhìn chuyên sâu về khía cạnh hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu STEM và các xu hướng đề tài nghiên cứu đang phổ biến về STEM trên thế giới.
Hướng dẫn chiến lược đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kĩ năng nghe và khả năng nhận thức của người học tiếng Anh. Tuy nhiên, tác động của phương pháp hướng dẫn chiến lược này đến thái độ của người học đối với việc luyện tập kĩ năng nghe còn ít được chú ý.
Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục tạo cơ hội để thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lí cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần xây dựng khung chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bài viết nhấn mạnh sự quan trọng của chính sách để thúc đẩy sự phát triển giáo dục ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Các chủ đề chính bao gồm đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục; cải thiện chất lượng giáo viên; đổi mới quản lý và đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng giáo dục mở và học suốt đời. Các biện pháp được đề xuất như cải thiện nội dung và phương pháp giáo dục; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên và quản lý; xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt, lâu dài.
Việc triển khai bất kỳ chính sách trung ương nào cũng có thể đối mặt với các thách thức và khó khăn. Nối tiếp 2 phần trước, trong phần cuối này, Xin Zhou trình bày những thách thức khi thực hiện chính sách mới về giáo dục mầm non tại Trung Quốc.
Sau vài tháng kể từ khi Kế hoạch được công bố, vào tháng 11 năm 2010, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phát hành Văn bản số 41, có tựa đề "Vấn đề liên quan đến Sự phát triển Hiện tại của Giáo dục Mầm non." Đây là một tài liệu quan trọng đối với việc phát triển các dịch vụ giáo dục mầm non tại Trung Quốc.
Năm 2010 được coi là thời điểm then chốt trong lịch sử giáo dục mầm non ở Trung Quốc, được đánh dấu bằng những sự kiện quan trọng được dự đoán sẽ định hình cách tiếp cận của quốc gia đối với giáo dục mầm non trong thập kỷ tới.
Tiếp nối phần trước, trong bài viết này, các tác giả tập trung đánh giá thực trạng và thách thức đối với các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam trong việc thực hiện vai trò của mình, từ đó, đề xuất, kiến nghị các nhóm giải pháp cho các trường trong việc thực hiện vai trò của mình trong chu trình chính sách giáo dục đại học.
Bài viết sử dụng mô hình chu trình chính sách kết hợp với khung phân tích “dòng chảy hội tụ” của Kingdon (1984) và mô hình văn hoá chất lượng của Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA) để phân tích, làm rõ vai trò của các cơ sở giáo dục đại tại Việt Nam trong chu trình chính sách giáo dục đại học.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các nước trong ASEAN, trước hết cần hệ thống hoá tiêu chuẩn tiếng Anh ở các trường đại học tại khu vực. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh và thống kê tại bàn nhằm hệ thống một số chính sách, quá trình triển khai trong lĩnh vực này tại Việt Nam và một số thành viên ASEAN. Nghiên cứu phân tích thực trạng giáo dục tiếng Anh bậc đại học ở Việt Nam, từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập khu vực.
Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4 của Liên hợp quốc (SDG4), về Giáo dục Chất lượng cao, đã nêu bật những thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia để đảm bảo khả năng tiếp cận toàn diện và bình đẳng đối với giáo dục và cơ sở vật chất chất lượng cao cho trẻ em và thanh thiếu niên. Nghiên cứu của nhóm tác giả Manh-Toan Ho và cộng sự sử dụng phương pháp Bayes để xác định mối liên hệ giữa các yếu tố giới tính, điều kiện kinh tế-xã hội và thành tích học tập STEM của học sinh.