Việc khuyến khích áp dụng các “kĩ năng của thế kỷ 21” (D21S, bao gồm các kĩ năng: tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp, sáng tạo, giao tiếp và cộng tác) trong việc học tập theo dự án các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM-PjBL) đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh giáo dục phổ thông hiện nay.
Tại hội nghị thường niên lần thứ 50 của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Canada năm 2020, Isha DeCoito là diễn giả chính của Nhóm Nghiên cứu Khoa học Giáo dục. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Isha DeCoito đã suy ngẫm về việc giáo dục trên toàn cầu đã thay đổi như thế nào khi đại dịch COVID-19 buộc các trường học phải đóng cửa, với khoảng 1,7 tỷ học sinh bị ảnh hưởng ở 190 quốc gia trong năm 2020 và 2021.
Các giá trị dân chủ trong giáo dục và các biểu hiện trong môi trường trường học phụ thuộc vào bối cảnh của từng trường cũng như điều kiện xã hội-chính trị-văn hoá của cộng đồng. Nhóm nghiên cứu của Le và cộng sự tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan về các giá trị dân chủ trong giáo dục cũng như đóng góp của chúng trong việc xây dựng trường học dân chủ, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về những cam kết dân chủ trong giáo dục Việt Nam.
Khi giáo dục STEM ở bậc phổ thông chuyển hướng sang việc ứng dụng tích hợp các khái niệm toán học và khoa học trong việc giải quyết vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác trong cuộc sống hàng ngày, có một nhu cầu được đặt ra là phải xác định lại nhiệm vụ của các giáo viên STEM giảng dạy bậc tiểu học.
Việt Nam có lịch sử giáo dục lâu đời và người Việt Nam rất coi trọng việc học. Tuy nhiên, giáo dục mầm non ở Việt Nam mới chỉ được quan tâm từ năm 1945. Bài viết của Thao Thi Vu mô tả quá trình hình thành và phát triển giáo dục mầm non tại Việt Nam.
Bài viết tập trung tìm hiểu tiến độ thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ đầu tiên (first language - một ngôn ngữ được thừa hưởng từ khi vừa được sinh ra và kéo dài liên tục trong thời thơ ấu) trong các trường học ở Anh. Cụ thể, bài viết này xem xét 4 giai đoạn chính của quá trình thực hiện chính sách kể từ năm 1870.
Đánh giá xác thực là hình thức đánh giá đã được một số nước nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giáo dục ở trường tiểu học. Tuy nhiên, hình thức đánh giá này chưa thực sự được quan tâm và vận dụng vào dạy học các môn học ở tiểu học nói chung, dạy học môn Toán nói riêng.
Bài viết giới thiệu về một nghiên cứu ở Thụy Điển về chủ đề liêm chính giáo dục và liêm chính học thuật. Từ đó, vấn đề truyền thông về liêm chính được đặt ra đối với sinh viên, học sinh phổ thông. Những thông tin hữu ích, phù hợp với giáo dục Việt Nam cũng sẽ được chia sẻ.
Thực hiện các nhiệm vụ đã được thiết kế kỹ lưỡng để yêu cầu học sinh hợp tác sẽ giúp các em phát triển các kỹ năng liên cá nhân hiệu quả.
Bài viết xem xét liệu việc nhìn thấy những sinh viên khác gian lận trong thi cử và/hoặc biết những sinh viên thường xuyên gian lận trong thi cử có liên quan đến hành vi gian lận của những sinh viên khác và ý định gian lận của họ trong tương lai hay không
Tiếp nối phần trước, trong bài viết này, các tác giả tập trung mô tả chương trình giảng dạy toán ở Singapore đã thay đổi thế nào trước những đổi mới. Đồng thời, chỉ ra ba chính sách đổi mới chính được thực trong giáo dục toán học ở Singapore là: Các vấn đề trong bối cảnh thực tế (PRWC), Hỗ trợ học tập môn Toán (LSM), và Cải thiện sự tự tin và thành tích môn Toán (ICAN).
Thành tích của học sinh Singapore trong các nghiên cứu tiêu chuẩn như TIMMS và PISA “khẳng định rằng chương trình giảng dạy toán học ở trường rất thiết thực và song hành với các xu hướng toàn cầu. Bài viết cung cấp thông tin về chính sách liên quan tới việc phát triển chương trình môn Toán trong nhà trường phổ thông và động lực thay đổi giáo dục toán học ở Singapore.
Các chính sách và chiến lược giáo dục tập trung vào việc cải thiện kết quả giáo dục phổ thông trong các môn STEM đã được triển khai trên toàn thế giới. Bài viết này giới thiệu một số chính sách, thực tiễn triển khai giáo dục STEM ở Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc, một số nước ở châu Âu và nhóm các nước đang phát triển. Các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo để phục vụ các hoạt động tiếp theo của mình.
Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, sự đổi mới trong giáo dục trường học K-12 thường được đặc trưng bởi phương pháp học tập dựa trên vấn đề, học tập dựa trên dự án và nhấn mạnh vào việc học tập trong thế giới thực. Tích hợp giáo dục STEM và STEAM đã trở nên phổ biến trong các chương trình trường học cũng như trong các sáng kiến ngoại khóa.
Bài viết này đánh giá một cách toàn diện việc hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục đại học ở Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978. Với số liệu thống kê được trình bày, bài viết thảo luận về những hậu quả dự kiến và không lường trước được của cải cách giáo dục đại học Trung Quốc. Nghiên cứu này kết luận kết quả của nó là phân cấp, phân tầng, đại chúng hóa, thị trường hóa và quốc tế hóa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự gia tăng đáng kể không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng giáo viên trong giai đoạn 1990–2005. Việc tuyển dụng giáo viên đã trở nên theo định hướng thị trường và linh hoạt hơn, trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học có năng lực từ thấp đến trung bình vào giảng dạy trong một môi trường ngày càng được phân cấp và cạnh tranh.
Trong kỉ nguyên hiện đại, chuyển đổi số đã làm thay đổi ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, điều này ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Nó đặt ra những thách thức nhưng cũng tạo tiền đề cho một cơ hội đáng kinh ngạc hướng tới một nền giáo dục tương lai.
Trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục, thực tế ảo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy, cung cấp một cách tiếp thu thông tin thú vị và hấp dẫn cho học sinh. Bài viết này tổng quan về xu hướng lớn, cơ hội và mối quan tâm liên quan đến ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục.
Trong bài viết này, Timotheou và cộng sự đã tổng hợp dữ liệu định lượng và định tính từ các phân tích tổng hợp và nghiên cứu đánh giá, từ đó cung cấp những hiểu biết hữu ích về tác động của công nghệ thông tin đối với các bên liên quan khác nhau trong trường học và cho thấy tác động của công nghệ số chạm đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống học đường.
Bygstad và cộng sự nghiên cứu một khía cạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học - sự xuất hiện của không gian học tập kĩ thuật số qua bài viết mang tên “From dual digitalization to digital learning space: Exploring the digital transformation of higher education”.