Khoảng cách giới trong kì thi toán AP (Advanced Placement) tại Hoa Kỳ
Khoảng cách giới trong kì thi toán AP (Advanced Placement) tại Hoa Kỳ

Học giả Kadir Bahar cảnh báo rằng nữ giới sẽ tiếp tục bị đánh giá thấp hơn nam giới trong các ngành nghề STEM nếu như các nhà giáo dục không tập trung vào việc giúp các nữ sinh học tập hiệu quả trong các lớp toán nâng cao ở trường trung học.

Đọc học thuật như một thực hành xã hội trong giáo dục đại học

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Afdal và cộng sự (2022), một khóa đào tạo giảng viên được sử dụng để khám phá xem liệu và bằng cách nào các buổi hội thảo đọc học thuật có phản ánh khái niệm lý thuyết kiến thức học thuật và cung cấp một môi trường học tập để phát triển học tập cũng như tham gia học thuật chuyên nghiệp. Dữ liệu được phân tích trong bài báo là các bản ghi chép hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên về các bài báo khoa học dựa trên một mẫu.

Ám ảnh điểm số tác động tiêu cực đến người học và giáo dục

Khi thước đo năng lực trong giáo dục chú trọng tới điểm số đã tạo nên những áp lực vô hình đè nặng lên quá trình học tập lẫn tâm lý học sinh. Do đó, nhóm tác giả Nathan Rickey, Andrew Coombs, Christopher DeLuca và Danielle LaPointe-McEwan (Canada) tập trung chỉ ra những tác động tiêu cực của ám ảnh điểm số đối với sức khỏe, việc học tập và giáo dục; đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện thực trạng,

3 chiến lược nhằm thu hút sự tham gia của học sinh trong lớp học

Ở trường tiểu học và trung học cơ sở, không phải tất cả học sinh đều tự tin hoặc hào hứng tham gia phát biểu xây dựng bài học, vì vậy các chiến lược khuyến khích sự tham gia của học sinh trong lớp học rất cần thiết. Bài báo của Katie Martin đề xuất một số chiến lược tạo ra sự công bằng trong tiếng nói giữa các học sinh và học tập sâu hơn trong lớp học.

Suy nghĩ lại về đào tạo giáo viên trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19

Nhiều biến đổi và biến cố diễn ra trên phạm vi toàn cầu bao gồm cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta và thách thức các quốc gia suy nghĩ lại về các mô hình dạy - học cũng như sinh sống, làm việc trong bối cảnh mới.

Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững - Khái niệm và cách tiếp cận

Để đối phó với tình trạng cấp bách và khẩn cấp trên toàn cầu mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, việc quan trọng là mỗi người cần ý thức được những việc cần làm, ý nghĩa của chúng và cách thức để hành động, từ đó mới có thể đưa ra được các quyết định sáng suốt cho bản thân, cộng đồng và cho xã hội.

Tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học

Trong khi các cơ sở giáo dục đại học phải đối mặt với sự sụt giảm nguồn lực đầu tư từ chính phủ và hoạt động thị trường hóa giáo dục đại học, tự chủ đại học trở thành một công cụ hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng quản trị của các cơ sở giáo dục đại học.

Sử dụng chiến lược “hỗ trợ trực quan” trong các thảo luận nhóm nhỏ

Trước những vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường có nhận thức và cách giải quyết riêng. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp cần sự góp sức của nhiều người để tìm ra được giải pháp tốt nhất. Tham gia thảo luận nhóm là cách bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh. Do đó, cách tiếp cận trong bài báo của Brady Smith cung cấp các “điểm đầu vào” đa phương thức để tất cả người học chuẩn bị chia sẻ suy nghĩ của bản thân trong các nhóm nhỏ.

Tìm hiểu năng lực liên hệ Toán học của học sinh trong giải các bài toán lượng giác hai chiều với phương pháp học tập dựa trên hoạt động

Nghiên cứu của nhóm tác giả Kgaladi Maphutha, Satsope Maoto và Paul Mutodi tìm hiểu về năng lực liên hệ toán học mà học sinh lớp 11 ở Nam Phi sử dụng khi giải các bài toán lượng giác hai chiều (2D) trong môi trường học tập dựa trên hoạt động. Lượng giác là một trong những dạng bài gây nhiều khó khăn cho học sinh trong chương trình học trung học ở Nam Phi.

Một nghiên cứu về ứng dụng mô hình "đại học phân tán" trong bối cảnh giáo dục hiện nay

Các trường đại học sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong tương lai. Cụ thể, các trường đại học giàu truyền thống được biết đến từ trước đến nay đang trở thành những tập đoàn kinh doanh được quản lý quá mức theo kiểu doanh nghiệp, và mất đi khả năng đáp ứng các nhu cầu của xã hội, quốc gia và thế giới.

Vai trò của sách giáo khoa trong quá trình dạy và học

Sách giáo khoa được xem là tài liệu triển khai chương trình giáo dục trên lớp học dành cho giáo viên và học sinh. Với vai trò quan trong trong hoạt động dạy và học, sách giáo khoa trở thành đối tượng nghiên cứu của các học giả thuộc lĩnh vực Giáo dục trên thế giới.

Tại sao ít nữ sinh lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM?

Với những phát hiện trong nghiên cứu với quy mô sử dụng dữ liệu của hơn 70.000 học sinh trung học ở Hy Lạp, hai tác giả Silvia Griselda (đại học Melbourne) và Rigissa Megalokonomou (đại học Queensland) cho thấy lý do tại sao các nữ sinh ít chọn nghề nghiệp liên quan đến nhóm ngành khoa học và toán học hơn các nam sinh.

Ba cách giúp học sinh vượt qua “nỗi lo âu về toán học”

Những con số và các vấn đề liên quan tới toán học nói chung là nỗi ám ảnh phổ biến với nhân loại. Tại Úc, khi kỳ thi NAPLAN diễn ra, nỗi lo âu về toán học (math anxiety) ở một nhóm lớn học sinh trở nên nghiêm trọng.

Tác động của “nhiệm vụ thứ ba” đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam

Bài viết của nhóm tác giả Anh Nguyen Quoc, Minh Thang Le và Hiep Hung Pham tìm hiểu về mối quan hệ giữa “nhiệm vụ thứ ba” của các nhà khoa học (bao gồm sự đóng góp học thuật, thương mại hoá khoa học và quan hệ công chúng) và hai nhiệm vụ truyền thống của họ (giảng dạy và nghiên cứu) trong bối cảnh Việt Nam - một quốc gia thuộc nhóm đang phát triển.

Kinh nghiệm tổ chức và vận hành tạp chí theo chuẩn quốc tế

Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm của hai đồng tác giả với góc nhìn thực tiễn của biên tập viên trong việc tổ chức và vận hành tạp chí khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế trong cơ sở dữ liệu Scopus, Web of Sciences, hoặc một số chỉ mục khác. Nội dung bài viết gồm 3 phần chính (i) các điều kiện cần của 01 tạp chí quốc tế; (ii) các điều kiện đủ của 01 tạp chí quốc tế và (iii) các việc cần làm sau khi tạp chí đạt được mục tiêu tham gia vào các chỉ mục quốc tế như Scopus hoặc Web of Sciences (WOS).

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục: Sự khác biệt giữa 3 loại hoạt động kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá (assessment) là một vấn đề nóng trong bối cảnh giáo dục ngày nay, đặc biệt là khi con người đặt từ “chuẩn hóa” lên trước. Kiểm tra đánh giá quá trình người học có ý nghĩa chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để người dạy có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. Nhưng cũng có những loại kiểm tra đánh giá khác trong giáo dục nhằm cung cấp thông tin và hiểu biết có ý nghĩa cho các mục đích cụ thể trong suốt hành trình dạy và học.

Tích hợp công nghệ giáo dục trong đại dịch Covid-19: Phân tích từ góc độ tiếp nhận của giáo viên và học sinh

Nghiên cứu của hai tác giả Athanasios Christopoulos và Pieter Sprangers phân tích việc tích hợp nền tảng công nghệ giáo dục và lý giải những khó khăn nảy sinh trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tìm cách xác định những rào cản chính mà các nhà quản lý giáo dục và giáo viên gặp phải khi xem xét việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong hoạt động giảng dạy.

Chất lượng đội ngũ giảng viên và các cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam

Nghiên cứu với đề tài “Academic staff quality and the role of quality assurance mechanisms: the Vietnamese case” của nhóm tác giả Phạm Thị Hương và Nguyễn Hữu Cương (2020) đã được công bố trên tạp chí Quality in Higher Education. Đây là tạp chí thuộc Q1 Scopus và được ESCI chỉ mục. Bài báo này thảo luận về sự phát triển của phương pháp tiếp cận đảm bảo chất lượng của Việt Nam trong cải cách giáo dục đại học dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn liên quan đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

Tích hợp công nghệ trong giáo dục tiểu học: rào cản nhận thức, nhu cầu của giáo viên và cách giải quyết

Để thúc đẩy thành công việc tích hợp công nghệ trong giáo dục, thiết lập các tiêu chuẩn chương trình giảng dạy tổng thể, hỗ trợ nâng cao chuyên môn cho giáo viên, nghiên cứu của nhóm tác giả Christina Ioanna Pappa, Despoina Georgiou & Daniel Pittich tiến hành tìm hiểu thực trạng tích hợp công nghệ trong giáo dục tiểu học, xác định những thách thức cũng như nhu cầu hỗ trợ tích hợp công nghệ.

Động lực và thành tích học Toán: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Động lực là chìa khóa để thu hút học sinh học toán và cải thiện thành tích toán học của các em. Trong bối cảnh vẫn còn một khoảng trống trong kiểm định thực nghiệm các biến số này trong bối cảnh giáo dục toán học ở Việt Nam, công trình của các tác giả Lap Thi Tran và Tuan Son Nguyen xem xét mối tương quan giữa động lực học toán và thành tích học tập bộ môn này của học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19