Để thúc đẩy thành công việc tích hợp công nghệ trong giáo dục, thiết lập các tiêu chuẩn chương trình giảng dạy tổng thể, hỗ trợ nâng cao chuyên môn cho giáo viên, nghiên cứu của nhóm tác giả Christina Ioanna Pappa, Despoina Georgiou & Daniel Pittich tiến hành tìm hiểu thực trạng tích hợp công nghệ trong giáo dục tiểu học, xác định những thách thức cũng như nhu cầu hỗ trợ tích hợp công nghệ.
Động lực là chìa khóa để thu hút học sinh học toán và cải thiện thành tích toán học của các em. Trong bối cảnh vẫn còn một khoảng trống trong kiểm định thực nghiệm các biến số này trong bối cảnh giáo dục toán học ở Việt Nam, công trình của các tác giả Lap Thi Tran và Tuan Son Nguyen xem xét mối tương quan giữa động lực học toán và thành tích học tập bộ môn này của học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam.
Giúp học sinh hiểu toàn diện và đúng đắn về công nghệ là một trong những mục đích quan trọng của giáo dục công nghệ. Do đó, hai tác giả Xun Su và Bangping Ding tiến hành nghiên cứu mang tên: “A phenomenographic study of Chinese primary school students’ conceptions about technology” nhằm tìm hiểu quan niệm của học sinh tiểu học Trung Quốc (9-12 tuổi) về công nghệ. Hiện tượng học là phương pháp luận được sử dụng chính trong nghiên cứu này.
Mặc dù nhu cầu thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu giáo dục và chính sách thực tiễn đang ngày càng gia tăng nhằm cải thiện hiệu quả công tác giáo dục, việc giải quyết vấn đề này vẫn đang là một thách thức. Tổng quan tài liệu cho thấy sự thiếu hụt các quy định một cách có hệ thống về sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Nghiên cứu của tác giả Dai Binh Tran tìm hiểu về sự biến đổi trong thu nhập của người dân vùng nông thôn 3 tỉnh của Việt Nam, sử dụng dữ liệu của 7 đợt điều tra do Ban Kinh tế Xã hội Thái Lan – Việt Nam thực hiện trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2017.
Hiện nay, các trường đại học đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia bằng cách trang bị cho sinh viên những kĩ năng học thuật và năng lực tư duy bậc cao. Theo đó, một trong những xu hướng để phát triển những kĩ năng là đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục STEM. Trong bài báo này, các tác giả sẽ tiến hành so sánh trình độ của hơn 30.000 sinh viên khối ngành STEM tại các trường đại học ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kì
Việc đưa các thao tác thiết kế tình huống vào giảng dạy môn Hoá học đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn, trong bối cảnh các cuộc cải cách chương trình dạy học các môn tự nhiên diễn ra tại nhiều quốc gia, trong đó chú trọng việc thiết kế chương trình và tích hợp các môn học STEM. Mặc dù giáo viên Hoá học là nhân tố then chốt trong việc đưa phương pháp thiết kế tình huống vào các lớp học và hiện thực hoá tiềm năng của phương pháp này, chưa có nhiều nghiên cứu về quan điểm của họ.
Cùng với sự mở rộng của quyền tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học cần nâng cao trách nhiệm giải trình nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quá trình hoạt động. Trong những năm vừa qua, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đã có những sự thay đổi mạnh mẽ.
Học sinh tại một số trường ở các khu vực dân cư có thu nhập thấp tại Úc không những không gặp tình trạng “thiếu hụt kiến thức” đáng kể trong các năm cao điểm của đại dịch Covid-19 (2020-2021), mà thậm chí còn cải thiện kết quả học tập ở một số lĩnh vực nhất định.
Trong bối cảnh chi phí đại học ngày càng tăng cùng với sự do dự của sinh viên khi tham gia chương trình tín dụng sinh viên hiện tại, chương trình tín dụng sinh viên trở nên cần thiết để đảm bảo rằng tất cả sinh viên có khả năng tiếp cận giáo dục đại học.
Tự chủ đại học là một trong những chính sách đại học quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học tại các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia có một chính sách riêng về tự chủ đại học dựa trên các đặc điểm riêng. Dựa trên những kinh nghiệm đó, Việt Nam có thể rút ra các bài học để chính sách về tự chủ đại học hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Zhenguo Yuan và cộng sự sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục quốc tế PISA 2012 để so sánh thực trạng lo âu toàn học và mối quan hệ với các vấn đề giáo dục khác tại năm quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc (thành phố Thượng Hải) và Singapore.
Nghiên cứu của hai tác giả Linh Ho và Clive Dimmock tổng kết lại gần 5 thập kỷ các chính sách cải cách của Việt Nam theo phương pháp tiếp cận giáo dục lấy người học làm trung tâm, trong đó có lần cải cách mới nhất: Chương trình Cải cách Giáo dục Cơ bản và Toàn diện ban hành năm 2013 với chính sách trọng tâm là Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
Năm 2018, Chương trình Đào tạo Giáo viên Quốc gia của Việt Nam đã thiết lập một khuôn khổ mới cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Dự giờ lớp học là phương pháp chủ yếu được sử dụng để theo dõi, đánh giá và phát triển các giáo viên. Bài viết của nhóm tác giả Tran Kiem Minh và cộng sự tìm hiểu việc sử dụng và tác động của chính sách dự giờ lớp học hiện tại và việc thực hiện chính sách trên đối với các giáo viên mới vào nghề ở các trường trung học cơ sở của Việt Nam.
Bài viết “Parents, quality, and school choice: why parents in Nairobi choose low-cost private schools over public schools in Kenya’s free primary education era” của nhóm tác giả Stephanie Simmons Zuilkowski và cộng sự (Mỹ) tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn các trường tiểu học tư thục có học phí thấp của nhiều phụ huynh Kenya thay vì cho con mình theo học các trường công không mất phí.
Mặc dù việc mở rộng khả năng tiếp cận bình đẳng với giáo dục đại học và sau đại học vẫn luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm của chính sách công trong nhiều thập kỷ, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của những chính sách nhằm thúc đẩy vấn đề trên. Trong bài báo này, Mattia Cattaneo và cộng sự sẽ trình bày một số hàm ý chính sách đáng chú ý liên quan đến cung, cầu, học phí và chính sách đầu tư cho cơ sở giáo dục đại học (ở Châu Âu).
Hai tác giả Meehyun Yoon và Heoncheol Yun tiến hành nghiên cứu nhằm khám phá các kiểu sử dụng điện thoại thông minh và mối liên hệ giữa khả năng tự kiểm soát, mục tiêu học tập và kết quả học tập của học sinh Hàn Quốc. Trước đó, các nghiên cứu có xu hướng tập trung vào những tác động tiêu cực của điện thoại thông minh, vì vậy, nghiên cứu này lấp đi khoảng trống trong nghiên cứu bằng việc cung cấp những phát hiện mới về mối quan hệ của việc sử dụng điện thoại thông minh và mục tiêu học tập.
Nghiên cứu của hai tác giả Phạm Vũ Thắng (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trần Bình Nam (Đại học New South Wales, Úc) tập trung vào yếu tố tài chính của HEP2 với mục đích chính là xác định mức độ chi phí đơn vị (CPĐV, tức là chi phí đào tạo trung bình cho mỗi sinh viên) của các trường đại học công lập ở Việt Nam vào năm 2010.
Quá trình học tập của học sinh nói chung đều có những yếu tố tác động dẫn đến thất bại trong học tập. Vì vậy, bài viết của Nici Sweaney đưa ra các chiến lược đơn giản để chuyển trọng tâm từ kết quả sang học tập và khám phá, giúp sinh viên chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những thất bại.
Giáo viên được xem là “cột sống” của một quốc gia. Nghề giáo là một nghề mang lại công ích, có những cống hiến thiết thực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, giáo viên cũng cần có những bước chuyển mình phù hợp với xu thế phát triển chung. Vì thế, bài viết của tác giả Janardan Paudel chỉ ra một số quan điểm cần thiết trong đào tạo giáo viên nhằm phát huy phẩm chất và năng lực sáng tạo của giáo viên tại Nepal.