Tác giả Sami M. Alshehri tiến hành nghiên cứu định nhằm khám phá quan điểm của sinh viên đại học chuyên ngành liên quan đến Toán về việc học tập theo hình thức trực tuyến. Trước đó, tổng quan tài liệu đi trước cho thấy sự thiếu hụt các nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với môi trường học tập trực tuyến. Các yếu tố cụ thể được quan tâm trong nghiên cứu này là công nghệ, truyền thông và công tác kiểm tra - đánh giá.
Giữa bối cảnh COVID-19, tài nguyên giáo dục mở đang cải thiện dần khả năng truy cập trên các nền tảng và đang toàn cầu hóa giáo dục với quy mô chưa từng thấy trước đây. Để lí giải các tác động của tài nguyên này đối với năng suất nghiên cứu trong giáo dục đại học, hai tác giả Vollan Okoth Ochieng và Razak M. Gyasi đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu.
Nghiên cứu của tác giả Wang Sing Yun tổng quan một cách hệ thống các thách thức mà ngành giáo dục phải đối mặt trong thời kì khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra, áp dụng chiến lược PRISMA.
Nhiều sinh viên đại học chuyên ngành kinh doanh tại Vương quốc Anh trong năm đầu tiên của chương trình học đã phải làm việc với các môn học liên quan đến số liệu, tính toán mà trước đó chưa từng học ở bậc phổ phông. Nghiên cứu của nhóm tác giả Naowarat Lewis và cộng sự tìm hiểu tính hiệu quả của việc sử dụng công nghệ trong việc hỗ trợ sinh viên đại học làm quen và thành thạo các môn học về tính toán trong kinh doanh.
Trước những nhận định về khả năng gần như vô hạn của ChatGPT, tác giả Leanne Ramer (giảng viên Đại học Simon Fraser, Canada) đã đưa ra những phản hồi khuyến khích giáo dục đại học có diễn ngôn cởi mở, liên ngành và hỗ trợ nghiên cứu tìm hiểu AI từ nhiều góc độ.
Bài viết của tác giả David LaMaster đăng tải trên chuyên trang Edutopia mang đến đề xuất cho giáo viên trong việc sắp xếp, bày trí lớp học để đảm bảo mọi không gian đều được sử dụng một cách phù hợp và thông minh.
Nghiên cứu của tác giả Miha Kovac và Alenka Kepic Mohar với đề tài “The changing role of textbooks in primary education in the digital era: what can we learn from reading research?” được công bố trên tạp chí “Center for Educational Policy Studies Journal” (2022). Bài báo này trình bày về cách sách giáo khoa thay đổi như thế nào để phù hợp với sự thay đổi giá trị trong các xã hội và các thời kỳ khác nhau, đặc biệt là trong bối cảnh Kỷ nguyên số.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Olga Viberg và cộng sự được tiến hành tại 3 lớp học Toán bậc trung học, trong đó, các giáo viên đã tìm cách cải thiện công việc giảng dạy và học tập của học sinh bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc học tập môn Toán sử dụng công nghệ số.
Bài viết của hai tác giả Janine Huisman và Jeroen Smits mang đến góc nhìn chuyên sâu về thời lượng và chất lượng của quá trình bình duyệt bài báo khoa học, thông qua phân tích dữ liệu từ 3500 trường hợp bình duyệt do tác giả của các bài báo khoa học báo cáo lại trên nền tảng website SciRev.sc.
Đề cương nghiên cứu là một trong những văn bản không thể thiếu khi một (hoặc một nhóm) nhà khoa học trình bày ý tưởng nghiên cứu với cơ quan chủ quản hoặc tiến hành xin tài trợ từ các hiệp hội, quỹ, v.v… Bài viết của nhóm tác giả Annersten và Wredling (2006) hướng dẫn cách viết các nội dung thường gặp của một bản đề cương nghiên cứu tiêu chuẩn.
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2022, bảng xếp hạng này nêu bật chất lượng giảng dạy và học tập, khả năng tuyển dụng và nghiên cứu, cũng như mức độ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, quốc tế hóa và danh tiếng của các tổ chức giáo dục đại học tư thục.
Nối tiếp phần trước, Tạp chí Giáo dục giới thiệu tới bạn đọc phần hai bài viết của nhóm tác giả M. Annersten và R. Wredling hướng dẫn cách viết các nội dung thường gặp của một bản đề cương nghiên cứu tiêu chuẩn.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sinh viên truy cập Internet thông qua các thiết bị di động, các trường đại học đang có xu hướng chấp nhận và triển khai các công nghệ truyền thông, liên lạc mới trong dạy học, góp phần gia tăng tốc độ chuyển đổi số. Nghiên cứu của nhóm tác giả Helena Santos và cộng sự phân tích mục đích và kì vọng của sinh viên khi sử dụng công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Nghiên cứu của Mailizar và Fan nhằm xác định tầm hiểu biết của giáo viên Toán Trung học cơ sở tại Indonesia về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và việc sử dụng ICT trong dạy học. Cụ thể, nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi: Các giáo viên Toán Trung học cơ sở tại Indonesia có hiểu biết như thế nào về ICT và việc sử dụng công nghệ này trong giáo dục?
Clarivate Analytics, công ty có trụ sở tại Anh sở hữu cơ sở dữ liệu học thuật Web of Science (WoS), đã bắt đầu tự động tạo hồ sơ tác giả, bao gồm thông tin về hoạt động bình duyệt cho các nhà nghiên cứu có bài báo được lập chỉ mục trên cơ sở dữ liệu.
Với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức và việc triển khai thực tế phương pháp giảng dạy - đánh giá trong nhà trường của giáo viên STEM, nhóm tác giả đến từ Israel đã tiến hành thực hiện nghiên cứu “Teaching and Assessment Methods: STEM Teachers’ Perceptions and Implementation”. Bài báo được đăng trên tạp chí Eurasia Journal of Mathematics, Q2 Scopus, thuộc nhà xuất bản Modestum Ltd, lĩnh vực Science and Technology Education.
Việc giảng dạy nhanh chóng chuyển sang hình thức trực tuyến, khiến sinh viên buộc phải điều chỉnh để sử dụng các công cụ kỹ thuật số để hoàn thành việc học ở nhà. Những sinh viên kỳ vọng một cuộc sống học tập trực tiếp tại khuôn viên trường không hài lòng khi thấy các hoạt động xã hội và ngoại khóa bị cắt giảm. Trong khi đó, cơ hội thực tập và vị trí việc làm cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bài viết của tác giả Bui Loan Thuy và cộng sự phân tích tác động của quá trình quốc tế hoá giáo dục đại học đối với cấu trúc của các đơn vị cũng như thành tựu khoa học của tất cả các giảng viên của trường đại học ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp để tăng cường năng lực của giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
Mặc dù nhu cầu thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu giáo dục và chính sách thực tiễn đang ngày càng gia tăng nhằm cải thiện hiệu quả công tác giáo dục, việc giải quyết vấn đề này vẫn đang là một thách thức. Tổng quan tài liệu cho thấy sự thiếu hụt các quy định một cách có hệ thống về sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Springer Nature mới đây đã hợp tác cùng Hiệp hội các trường Đại học Hà Lan (VNSU), Thư viện trường Đại học Hà Lan và Liên minh Thư viện Nghiên cứu Quốc gia (UKB) xuất bản sách trắng với tiêu đề “Open for all: exploring the reach of open access content to non-academic audiences”. Công trình nghiên cứu này tóm tắt những kết quả nghiên cứu nhằm khám phá việc những nội dung nghiên cứu đang được sử dụng như thế nào ngoài phạm vi học thuật.