Vị thế của các tạp chí khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục đại học
Vị thế của các tạp chí khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục đại học

Bài nghiên cứu của hai tác giả Nathaniel J. Bray và Claire H. Major xem xét nhận thức của các đơn vị nghiên cứu về mức độ uy tín của các tạp chí thuộc lĩnh vực nghiên cứu quản trị đại học. Kết quả nghiên cứu khẳng định sự ổn định về uy tín của các tạp chí trong lĩnh vực này theo thời gian, đồng thời chỉ ra một số tiêu chí của các tạp chí mà các đơn vị nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất trong việc đáp ứng.

Một chỉ số tạp chí mới: Clarivate Journal Citation Indicator

Trích dẫn luôn được coi là một thước đo tiêu chuẩn về sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của một nghiên cứu. Tuy vậy, số lượng trích dẫn cần được coi xét một cách cẩn thận trong bối cảnh cụ thể. Phân tích số lượng trích dẫn cần kiểm soát các biến như lĩnh vực, loại tài liệu và năm xuất bản.

So sánh giáo viên bản ngữ và giáo viên không phải bản ngữ trong giảng dạy tiếng Anh qua phương pháp học tập đàm phán trực tuyến

Nghiên cứu của tác giả Phạm Kim Chi và Nguyễn Văn Lợi (2021) với đề tài “Online learning negotiation: Native-speaker versus non-native speaker teachers and Vietnamese EFL learners” đã được công bố trên tạp chí Language Learning & Technology. Đây là tạp chí được SSCI chỉ mục và thuộc nhóm tạp chí Q1 Scopus với CiteScore là 5.3.

eLife sẽ không từ chối các bản thảo một khi đã bắt đầu quy trình phản biện - Các nhà nghiên cứu nghĩ gì?

Tạp chí truy cập mở phi lợi nhuận eLife đã đưa ra một loạt các thay đổi trong quy trình xuất bản nghiên cứu. Cụ thể, tạp chí này sẽ xuất bản tất cả các bài báo mà nó gửi đi phản biện cùng với các báo cáo của người đánh giá. Những thay đổi này được công bố vào tháng trước và đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều.

Nghiên cứu về giáo dục đại học và đảm bảo chất lượng trong các trường đại học châu Phi

Đảm bảo chất lượng là một lĩnh vực mới nổi trong giáo dục đại học ở châu Phi, và việc thực hiện đảm bảo chất lượng có thể được nâng cao bằng cách phát triển năng lực của các nhà quản lý và những người thực hiện đảm bảo chất lượng. Một khi các nhà quản lý hiểu những khái niệm và lý thuyết chính về giáo dục đại học, việc thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng có nhiều khả năng được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng cung cấp học thuật tại lục địa này.

Giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh của sinh viên Việt Nam: Ảnh hưởng của niềm tin về năng lực bản thân và định hướng học tập

Nghiên cứu của nhóm tác giả Giang Hoang, Thuy Thu Thi Le, Anh Kim Thi Tran, Tuan Du (2021) đã được công bố trên tạp chí Education and Training, đây là tạp chí thuộc Q1 Scopus và được SSCI chỉ mục. Bài báo này trình bày về vai trò trung gian của niềm tin vào năng lực bản thân và định hướng học tập đặt trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp cũng như ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.

Tìm hiểu việc triển khai phương pháp mô hình hoá toán học của giáo sinh: tiếp cận từ lý thuyết ra quyết định (decision theory)

Nghiên cứu của Ragnhild Hansen hướng đến giải thích lựa chọn được các nhóm giáo sinh khác nhau lựa chọn nhằm triển khai các nhiệm vụ học tập dựa trên phương pháp mô hình hoá toán học tại các trường tiểu học.

Thực trạng đào tạo sinh viên các ngành STEM ở các quốc gia: Nghiên cứu trường hợp tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ

Mặc dù hiện nay đã có nhiều khoản đầu tư lớn dành cho giáo dục STEM ở trường đại học, tuy nhiên vẫn có rất ít thông tin so sánh kỹ năng của sinh viên đại học STEM giữa các quốc gia và theo tính chọn lọc của các tổ chức. Bài báo này cung cấp bằng chứng trực tiếp về những vấn đề này bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu dọc về hàng chục nghìn sinh viên khoa học máy tính và kỹ thuật điện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ.

Làm cách nào để thúc đẩy sự tham gia học tập của sinh viên trong các lớp học trực tuyến “khẩn cấp”?

Nghiên cứu của nhóm tác giả Yating Huang và Siyao Wang tìm hiểu các tác động của yếu tố động lực và sự tham gia của sinh viên đến thành tích học tập của các em trong bối cảnh các lớp học phải diễn ra theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

CÔNG BỐ QUỐC TẾ: GỢI Ý CHO CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU MỚI VÀO NGHỀ

Keisha N.Blain là một phó giáo sư chuyên ngành Lịch sử tại trường Đại học Pittsburgh và Chủ tịch Cộng đồng Tri thức Lịch sử người Mỹ gốc Phi. Bà là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 2018 và đã thắng rất nhiều giải thưởng với tựa đề “Set the World on Fire: Black Nationalist Women and the Global Struggle for Freedom” (Tạm dịch: Thành công rực rỡ: Người phụ nữ da đen theo chủ nghĩa dân tộc và sự đấu tranh cho tự do trên toàn cầu).

"Săn mồi" trong xuất bản học thuật: Một nghiên cứu trắc lượng từ cơ sở dữ liệu Scopus và khuyến nghị

Từ những năm 1990, cùng với sự phát triển của Internet và khoa học mở, thì một chủ đề nổi lên thu hút được sự quan tâm của giới học giả đó là “predatory journal” hay “predatory publishing”. Để có thể có cái nhìn khái quát về chủ đề này, bài viết này sẽ trình bày kết quả phân tích 869 tài liệu liên quan đến “săn mồi trong xuất bản học thuật” (predator in scientific publication-PSP) trên cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 2012 đến hết tháng 3/2022 thông qua phương pháp phân tích trắc lượng khoa học.

Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến: Nghiên cứu trường hợp tại các trường trung học phổ thông ở Việt Nam

Nghiên cứu với đề tài “Classroom management competence of novice teachers in Vietnam” của nhóm tác giả Hung Van Tran, Huy Thanh Le, Thanh Chi Phan, Loc Phuoc Hoang và Tien Minh Phan (2022) đã được công bố trên tạp chí Interactive Learning Environments. Đây là tạp chí thuộc Q1 Scopus và được ESCI chỉ mục. Bài báo này trình bày về tác động của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến đối với học sinh thông qua việc áp dụng thiết kế nghiên cứu so sánh trước-sau.

Các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Nhận thức của nhà nghiên cứu, thành viên hội đồng đạo đức và chuyên gia đạo đức trong nghiên cứu

Nhằm mục đích xác định các vấn đề đạo đức trong bối cảnh nghiên cứu hàn lâm, nhóm tác giả Marie-Josée Drolet và cộng sự (2022) đã tiến hành một nghiên cứu định tính thực nghiệm để ghi lại nhận thức và kinh nghiệm của một nhóm khách thể gồm các nhà nghiên cứu tại Canada, các thành viên của Hội đồng đạo đức nghiên cứu (REB) và các chuyên gia đạo đức nghiên cứu.

Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến

Nghiên cứu với đề tài “Classroom management competence of novice teachers in Vietnam” của nhóm tác giả Hung Van Tran, Huy Thanh Le, Thanh Chi Phan, Loc Phuoc Hoang và Tien Minh Phan (2022) đã được công bố trên tạp chí Interactive Learning Environments. Đây là tạp chí thuộc Q1 Scopus và được ESCI chỉ mục. Bài báo này trình bày về tác động của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến đối với học sinh thông qua việc áp dụng thiết kế nghiên cứu so sánh trước-sau.Dạy học trực t

Xây dựng kết nối trong bối cảnh trao đổi ảo toàn cầu

Chúng ta đã chứng kiến trao đổi ảo đạt sự tăng trưởng chưa từng có trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về các loại chương trình ảo trên toàn cầu, đặc điểm của người tham gia và nội dung của các chương trình ảo, và những quốc gia tham gia vào hoạt động này. Bài viết này trình bày những phát hiện chính về bối cảnh của trao đổi ảo toàn cầu, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và tác động đối với việc triển khai trao đổi ảo.

Thực trạng xuất bản khoa học bằng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh của học giả Việt Nam

Nghiên cứu của các tác giả Van Luong Nguyen, Dinh-Hai Luong và Hiep-Hung Pham khảo sát thực trạng xuất bản khoa học bằng các ngôn ngữ không phải tiếng Anh của các học giả Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 2021.

Cần có những quyết định quan trọng: Tiếng Anh trong khoa học và giảng dạy ở những nước không nói tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giảng dạy và báo cáo khoa học trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều nhu cầu tiếp cận những nghiên cứu khoa học được viết bằng những ngôn ngữ khác và từ những nền tảng văn hóa và khu vực khác. Những quốc gia không nói tiếng Anh cần tìm sự cân bằng giữa chất lượng giáo dục, dịch vụ cho sinh viên của họ, nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận và bản sắc dân tộc, cũng như làm cho nền giáo dục đại học của họ trở nên hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.

Năng lực quản lý lớp học của giáo viên mới vào nghề: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam

Nghiên cứu với đề tài “Classroom management competence of novice teachers in Vietnam” của nhóm tác giả Ngô Vũ Thu Hằng, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Liên (2022) đã được công bố trên tạp chí Cogent Education. Đây là tạp chí thuộc Q2 Scopus và được ESCI chỉ mục. Bài báo này trình bày về thực trạng quản lý lớp học của giáo viên mới vào nghề ở Việt Nam, đồng thời so sánh sự thể hiện năng lực này giữa các giáo viên có kinh nghiệm từ 1 năm đến 5 năm.

Sử dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở đại học

Nghiên cứu của nhóm tác giả Natalia Calderón Moya‑Méndez và Hub Zwart trình bày kết quả giảng dạy một hợp phần Sinh học ở bậc cử nhân cho sinh viên chuyên ngành Luật và Khoa học Xã hội tại Lima, Peru. Mục tiêu của thử nghiệm là khơi dậy tư duy phản biện của sinh viên về các khái niệm liên quan đến tự nhiên (chiều cạnh nhận thức) và đánh giá việc sử dụng thơ ca trong giảng dạy hỗ trợ như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành khoa học tự nhiên của sinh viên khoa học xã hội.

Một số phương pháp khuyến khích học sinh học Toán một cách hiệu quả

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học sinh thường cảm thấy bớt lo lắng và hào hứng hơn khi khám phá các khái niệm Toán học nếu có thể kết nối những bài học với các tình huống thực tế trong đời sống.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19