Xây dựng một hệ thống Giáo dục Đại học công bằng và hiệu quả - trường hợp ở Vương Quốc Anh

Vương Quốc Anh nổi tiếng là một trong những quốc gia có những chính sách ưu việt về Tài chính trong giáo dục Đại học. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng phổ biến về vấn đề tài trợ cho giáo dục đại học. Nicholas Barr, một giáo sư tại đại học London School of Economics, đã đưa ra những quan điểm cứng rắn và phản ánh những lầm tưởng phổ biến này.

Nhiều người cho rằng nhà nước phúc lợi cần tập trung giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên, nhà nước phúc lợi là một biện pháp giúp người dân phân phối lại tài sản (giống việc bỏ ống heo). Các ước tính cho thấy khoảng hai phần ba đến ba phần tư chi tiêu của chính phủ Anh về phúc lợi thuộc dạng bỏ ống heo, như tiền hưu trí và chi phí cho, NHS (Hệ thống Y tế Quốc gia Anh), khi những người lớn tuổi sử dụng dịch vụ y tế và xã hội nhiều hơn so với những người trẻ tuổi.

Các khoản vay dành cho sinh viên có thể coi là một hình thức "lương hưu nghịch đảo" - nó chuyển đổi thu nhập của người ta từ những năm trước để đầu tư vào bản thân thông qua việc phát triển kỹ năng. Một ý tưởng về việc hoàn trả khoản vay thông qua việc đóng góp vào hệ thống bảo hiểm quốc gia sau khi tốt nghiệp đã được đề xuất từ  nhiều năm trước, và đây vẫn được coi rằng một cách tiếp cận phù hợp về vấn đề tín dụng trong giáo dục đại học.

Các nguyên tắc cơ bản cho hệ thống tài chính công bằng và hiệu quả

Một hệ thống tài chính hoạt động tốt và công bằng có bốn điểm chính. Đầu tiên, chia sẻ chi phí là cần thiết vì giáo dục đại học đại chúng khác các dịch vụ công cộng khác như NHS, vì chủ yếu vẫn là sinh viên có hoàn cảnh khá giả vào đại học.

Thứ hai, chia sẻ rủi ro. Giáo dục đại học nên được cung cấp cho sinh viên với chi phí thấp nhất có thể, với sinh viên tốt nghiệp đóng góp vào chi phí đào tạo của. Vì việc vay tiền đi học là một sự rủi ro, khoản vay sẽ bảo vệ người vay khỏi rủi ro quá mức.

Thứ ba, sự tham gia bình đẳng. Lập luận rằng học phí tác động tiêu cực đến tiếp cận đại học là một ví dụ về “pub economics” – điều mà mọi người đều tin rằng là đúng nhưng sự thật không phải vậy. Có nhiều dẫn chứng cho thấy nguồn lực từ trước khi sinh đến tiểu học và trung học là những yếu tố chính quyết định việc đi học đại học.

Thứ tư, tiếp cận toàn diện đối với giáo dục đại học. Chính sách nên xem xét toàn bộ giáo dục đại học, xóa bỏ bức tường giữa giáo dục đại học và giáo dục sau đại học.

Những vấn đề hiện tại của hệ thống tài chính giáo dục đại học nước Anh 

Khoản vay để trang trải học phí lên tới 9.250 bảng/năm, trong vòng ba năm, cộng với chi phí sinh hoạt có thể lên tới 58.000 bảng, đặc biệt ở London. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hoàn trả 9% thu nhập của họ trên mức £27.295; số nợ chưa hoàn trả sẽ được xóa sau 40 năm.

Nếu xem con số này như nợ thẻ tín dụng, đây thực sự là một viễn cảnh đáng sợ. Tuy nhiên, ít người hoàn trả khoản vay của họ đầy đủ. Thuật ngữ "phí RAB" được sử dụng để đo lượng tiền không thể thu hồi được, tức là mức độ rò rỉ của khoản vay. Vào năm 2021-22, phí RAB là 57%, dự kiến sẽ giảm xuống 37% sau khi các cải cách về chính sách được thực hiện. Bên cạnh đó, khoản hoàn trả phụ thuộc vào thu nhập, đồng thời tính cả lương, thuế thu nhập và các khoản đóng góp bảo hiểm, giúp người có thu nhập thấp trả ít hoặc không phải trả nợ. Đây là một điểm khác biệt so với các khoản nợ thông thường.

Do đó, nước Anh đang đối mặt với một hệ thống có học phí cao và rủi ro rò rỉ trong khoản vay. Tuy nhiên một vấn đề khác cũng bị chỉ trích đó là trợ cấp cho giáo dục đại học ngày càng thấp. Lý do dẫn đến tình trạng rò rỉ trong khoản vay là do các thay đổi về chính sách của chính phủ liên minh vào năm 2012, trong đó hầu hết hỗ trợ từ người đóng thuế cho giảng dạy bị bãi bỏ, lãi suất tăng, và mức thu nhập khiến cho sinh viên tốt nghiệp phải bắt đầu trả nợ. Những thay đổi này đã làm tăng đáng kể quy mô khoản vay dành cho sinh viên và tỉ lệ nợ xấu.

Vì sao vấn đề rò rỉ lại quan trọng? Khoản trợ cấp cho vay lớn, dù hấp dẫn về mặt trực giác, lại không phải là một công cụ hiệu quả để đạt được mục tiêu công bằng. Giảm rò rỉ trong khoản vay sẽ giải phóng tài nguyên cho việc thực hiện các chính sách tăng cường tiếp cận giáo dục.

Tóm lại, hỗ trợ tài chính cho việc giảng dạy quá thấp, học phí quá cao, lãi suất cao và ngưỡng trả nợ quá cao - hệ thống đúng, tham số sai.

Hệ thống tốt sẽ như nào?

Nếu triển khai, hệ thống được đề xuất sẽ tạo ra cân bằng tài chính giữa người nộp thuế và sinh viên tốt nghiệp, thông qua việc khôi phục một phần trợ cấp giảng dạy và giảm hoặc ít nhất là không tăng học phí. Khôi phục một số khoản trợ cấp giảng dạy sẽ phần nào cân đối chi phí và đồng thời cung cấp cơ hội cho chính phủ thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên, chẳng hạn như các ngành học cụ thể và các nhóm sinh viên cụ thể.

Cải cách đối với các khoản vay sẽ giảm lãi suất so với mức hiện tại (hiện tại là 3%); thay vào đó, lãi suất sẽ tiến sát hoặc gần bằng chi phí vay của chính phủ, giúp sinh viên tiếp cận lãi suất phi rủi ro do chính phủ hỗ trợ. Cải cách thứ hai sẽ giảm ngưỡng bắt đầu trả nợ, nhưng với tỷ lệ trả nợ bắt đầu từ (giả sử) 3%, dần tăng lên 9% ở mức thu nhập cao hơn. Ý tưởng chính là thiết kế khoản vay sao cho những sinh viên tốt nghiệp có thu nhập tốt sẽ hoàn trả đầy đủ, trong khi không hoàn trả hoặc ít hoàn trả cho những sinh viên tốt nghiệp có thu nhập thấp.

Để cải thiện tiếp cận, cải cách cũng nên khôi phục hoặc cải thiện cung cấp nguồn lực cho các chính sách (một số chính sách đã bị bãi bỏ từ năm 2012), bao gồm giáo dục mẫu giáo (về số lượng, chất lượng, giá cả và tính sẵn có), giờ đọc viết và toán học, cùng với các chính sách tiếp theo liên quan đến trợ cấp duy trì giáo dục (hỗ trợ qua việc kiểm tra thu nhập giữa GCSE và A level).

Việc trả nợ sẽ kéo dài trong bao lâu?

Trong một hệ thống vay thuần túy, khoản nợ sẽ được trả cho đến khi người vay hoàn trả đủ hoặc đủ điều kiện để xóa nợ. Trong hệ thống tài chính công bằng, việc trả nợ sẽ kéo dài suốt đời hoặc cho đến khi người vay về hưu - gọi là thuế sau đại học. Theo mô hình này, những người có thu nhập cao sẽ hoàn trả nhiều hơn, và một số có thể hoàn trả hơn số tiền đã vay.

Lựa chọn thứ ba là một hình thức kết hợp, trong đó việc hoàn trả sẽ dừng lại khi người vay đã hoàn trả (giả sử) 120% khoản vay. Như vậy, những người có thu nhập cao hơn sẽ chịu một phần hoặc toàn bộ tổn thất cho những người có thu nhập thấp. Đây là biểu hiện thuần túy của khoản vay sinh viên với vai trò bảo hiểm xã hội, tương tự cách các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia của một giáo sư LSE đóng góp cho trợ cấp thất nghiệp cho những người lao động ít có việc làm đảm bảo. Khoản bổ sung 20% có thể được coi là tương tự như bảo hiểm đặt cược thế chấp thường được yêu cầu để trả khoản vay mua nhà.

Vì các khoản cho vay bảo vệ những người có thu nhập thấp, nên họ bị lỗ theo kế hoạch, vì vậy câu hỏi thứ hai là chi phí phát sinh sẽ giảm ở đâu. Họ có thể rơi hoàn toàn vào người nộp thuế (như hiện tại); được chia sẻ giữa người nộp thuế và người vay (thiết kế bảo hiểm xã hội), và/hoặc được chia sẻ giữa người nộp thuế, người vay và cơ sở giáo dục.

Cuối cùng, bất kỳ tùy chọn nào được nêu ở trên đều có thể được kết hợp với tỷ lệ hoàn trả theo bậc bắt đầu từ ngưỡng thấp hơn hiện tại và bắt đầu ở tỷ lệ thấp hơn..

Mặc dù thảo luận về tài chính liên quan chủ yếu đến giáo dục đại học, nhưng chính phủ đang hướng tới một cách tiếp cận tích hợp hơn, bao gồm cả giáo dục đại học và nghề nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện định hướng chính sách này, cần lập kế hoạch cẩn thận để tạo ra một hệ thống linh hoạt, cho phép mọi người xây dựng các kỹ năng theo nhiều cách khác nhau, kết hợp chúng theo nhiều phương thức khác nhau và tiến độ khác nhau. Điều này yêu cầu việc phân phối tài chính chi tiết và công bằng trong toàn bộ giáo dục đại học.

Hiện tại, cuộc tranh luận tập trung chủ yếu vào tác động phân phối đối với sinh viên đại học, và bỏ qua thực tế rằng việc trợ cấp cho 50% sinh viên đại học có giá trị lớn hơn nhiều so với trợ cấp cho 50% sinh viên không tham gia đại học. Tuy nhiên, không nên bỏ qua nhóm sinh viên không tham gia đại học trong quá trình thảo luận.

Trịnh Minh Thông dịch

Nguồn:

Nicholas Barr (2023). A fairer way to finance tertiary education. blogs.lse.ac.uk

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng một hệ thống Giáo dục Đại học công bằng và hiệu quả - trường hợp ở Vương Quốc Anh tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19