Các chính sách và chiến lược giáo dục tập trung vào việc cải thiện kết quả giáo dục phổ thông trong các môn STEM đã được triển khai trên toàn thế giới. Bài viết này giới thiệu một số chính sách, thực tiễn triển khai giáo dục STEM ở Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc, một số nước ở châu Âu và nhóm các nước đang phát triển. Các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo để phục vụ các hoạt động tiếp theo của mình.
Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, sự đổi mới trong giáo dục trường học K-12 thường được đặc trưng bởi phương pháp học tập dựa trên vấn đề, học tập dựa trên dự án và nhấn mạnh vào việc học tập trong thế giới thực. Tích hợp giáo dục STEM và STEAM đã trở nên phổ biến trong các chương trình trường học cũng như trong các sáng kiến ngoại khóa.
Bài viết này đánh giá một cách toàn diện việc hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục đại học ở Trung Quốc kể từ khi cải cách và mở cửa năm 1978. Với số liệu thống kê được trình bày, bài viết thảo luận về những hậu quả dự kiến và không lường trước được của cải cách giáo dục đại học Trung Quốc. Nghiên cứu này kết luận kết quả của nó là phân cấp, phân tầng, đại chúng hóa, thị trường hóa và quốc tế hóa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự gia tăng đáng kể không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng giáo viên trong giai đoạn 1990–2005. Việc tuyển dụng giáo viên đã trở nên theo định hướng thị trường và linh hoạt hơn, trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học có năng lực từ thấp đến trung bình vào giảng dạy trong một môi trường ngày càng được phân cấp và cạnh tranh.
Trong kỉ nguyên hiện đại, chuyển đổi số đã làm thay đổi ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, điều này ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Nó đặt ra những thách thức nhưng cũng tạo tiền đề cho một cơ hội đáng kinh ngạc hướng tới một nền giáo dục tương lai.
Trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục, thực tế ảo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy, cung cấp một cách tiếp thu thông tin thú vị và hấp dẫn cho học sinh. Bài viết này tổng quan về xu hướng lớn, cơ hội và mối quan tâm liên quan đến ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục.
Trong bài viết này, Timotheou và cộng sự đã tổng hợp dữ liệu định lượng và định tính từ các phân tích tổng hợp và nghiên cứu đánh giá, từ đó cung cấp những hiểu biết hữu ích về tác động của công nghệ thông tin đối với các bên liên quan khác nhau trong trường học và cho thấy tác động của công nghệ số chạm đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống học đường.
Bygstad và cộng sự nghiên cứu một khía cạnh quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học - sự xuất hiện của không gian học tập kĩ thuật số qua bài viết mang tên “From dual digitalization to digital learning space: Exploring the digital transformation of higher education”.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy M-learning đã thu hút được sự quan tâm ở nhiều quốc gia, trong các chủ đề khác nhau bằng cách sử dụng các thiết bị và công nghệ di động khác nhau. Quan trọng hơn, các phát hiện cho thấy rằng việc sử dụng học tập trên thiết bị di động để học có tác động tích cực đến cách giáo viên tương lai phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ.
Nghiên cứu của tác giả Maryam Bourbour và cộng sự tìm hiểu cách thức mà một thiết bị công nghệ số cụ thể - bảng tương tác (IWB) - hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên mầm non. Nghiên cứu này cho thấy bảng tương tác có tác dụng hỗ trợ giáo viên rất tốt trong việc tổ chức cả các hoạt động nhóm và cá nhân trong lớp.
Bài viết này khai thác các thông tin trong công bố Hongwu Sam Ouyang (2006) về quá trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan và tìm ra một số thông tin có ý nghĩa chính sách cho Việt Nam: Sự đầu tư tài chính lớn, dài hạn, kết hợp đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế.
Đến hết tháng 5 năm 2023, đã có 802 chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước. Phân tích các kết quả cho thấy các chương trình đào tạo chỉ được đánh giá tốt ở các tiêu chí gián tiếp liên quan đến đào tạo; ngược lại đạt điểm thấp ở những tiêu chí cốt lõi liên quan trực tiếp đến đề cương môn học, chuẩn đầu ra và phương pháp đánh giá kết quả học tập.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sinh viên truy cập Internet thông qua các thiết bị di động, các trường đại học đang có xu hướng chấp nhận và triển khai các công nghệ truyền thông, liên lạc mới trong dạy học, góp phần gia tăng tốc độ chuyển đổi số. Nghiên cứu của nhóm tác giả Helena Santos và cộng sự phân tích mục đích và kì vọng của sinh viên khi sử dụng công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Song song với những tiến bộ công nghệ mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại, các tổ chức giáo dục đại học buộc phải đối mặt với quá trình chuyển đổi số ở mọi khía cạnh. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những công trình nghiên cứu về chuyển đổi số trong các tổ chức giáo dục đại học thông qua ứng dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết hệ thống.
Bài báo “Digital learning ecosystem at educational institutions: A content analysis of scholarly discourse” của nhóm tác giả Lan Thi Nguyen và Kulthida Tuamsuk đã trình bày một bức tranh chung về “digital learning ecosystem - DLE” (Tạm dịch: hệ sinh thái học tập kĩ thuật số) trong các cơ sở giáo dục dựa trên kết quả phân tích diễn ngôn học thuật tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn 2002 - 2021.
Thực tế tăng cường và thực tế ảo là bộ đôi công nghệ “song sinh dính liền”: bạn dường như không thể nói về một trong hai công nghệ này mà không nói về phần còn lại. Nhưng giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường, đâu mới là công nghệ phù hợp nhất cho giáo dục.
Công tác quản lí tại các trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Do đó, vai trò của chuyển đổi số trong quản lý nhà trường là một nhu cầu rất cấp thiết. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về vai trò của việc giáo dục, giảng dạy về văn hoá và công tác quản lí nhà trường trong quá trình thích nghi với chuyển đổi số.
Kết quả phân tích 73 công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus cho thấy có 3 xu hướng chính trong các nghiên cứu về chủ đề này là: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học dưới tác động của đại dịch Covid 19; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục và Phát triển năng lực số.
Nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn mới về các khía cạnh khác nhau của chuyển đổi kỹ thuật số trong hệ sinh thái kinh doanh, trường hợp ngành bán dẫn. Nghiên cứu đã chỉ ra các mối liên hệ giữa năng lực số và hiệu quả tài chính, phi tài chính trong các doanh nghiệp lĩnh vực bán dẫn.
Bài viết phân tích, làm rõ đặc điểm, sự biến đổi của môi trường giáo dục đại học (môi trường giảng dạy, môi trường khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, môi trường hợp tác và phát triển cộng đồng), kết luận rằng cần đề xuất cách tiếp cận mới về môi trường giáo dục đại học và đề xuất các nhóm giải pháp phát triển môi trường giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu tự chủ đại học hiện nay.