Việt Nam có lịch sử giáo dục lâu đời và người Việt Nam rất coi trọng việc học. Tuy nhiên, giáo dục mầm non ở Việt Nam mới chỉ được quan tâm từ năm 1945. Bài báo "Early childhood education in Vietnam, history, and development" của Thao Thi Vu mô tả quá trình hình thành và phát triển giáo dục mầm non tại Việt Nam.
Sách giáo khoa đóng vai trò thiết yếu trong giáo dục, là cầu nối giữa chương trình và học sinh. Cung cấp kiến thức cơ bản, định hướng và chuẩn mực cho dạy và học, sách giáo khoa luôn được quan tâm bởi nhà giáo dục, học giả và xã hội. Vì vậy, sách giáo khoa trở thành đối tượng nghiên cứu của các học giả thuộc lĩnh vực Giáo dục trên thế giới.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Anh Ngoc Nguyen và cộng sự tìm hiểu thực trạng việc tích hợp các yếu tố của Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) trong các chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, dựa trên các khía cạnh nội dung giảng dạy, đầu ra học tập và cách tiếp cận sư phạm, thông qua việc phân tích 429 chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Việt Nam).
Tại hội nghị thường niên lần thứ 50 của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Canada năm 2020, Isha DeCoito là diễn giả chính của Nhóm Nghiên cứu Khoa học Giáo dục. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, Isha DeCoito đã suy ngẫm về việc giáo dục trên toàn cầu đã thay đổi như thế nào khi đại dịch COVID-19 buộc các trường học phải đóng cửa, với khoảng 1,7 tỷ học sinh bị ảnh hưởng ở 190 quốc gia trong năm 2020 và 2021.
Chương sách của các tác giả Ly Tran, Huong Phan (Đại học Deakin) và Simon Marginson (University College London) chỉ ra sự đối lập giữa lý luận nghiên cứu và thực tiễn triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến tại các trường đại học Việt Nam.
Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên như nền tảng cho sự cải thiện giáo dục. Thực tiễn giảng dạy của giáo viên bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhận thức của họ. Mục đích của nghiên cứu này là xác định nhận thức của giáo viên để duy trì sự phát triển của giáo dục STEM, liên quan đến bản thân giáo dục STEM, năng lực STEM và những khó khăn trong việc triển khai STEM.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Dinh và Sharifian đã chỉ ra rằng, chủ đề về Tết Nguyên đán trong sách giáo khoa Tiếng Anh đã nắm bắt, mô tả Tết Nguyên đán theo quan niệm văn hóa Việt Nam là dịp đoàn tụ, vui vẻ, hy vọng và sinh sôi của cây cối, động vật và các mối quan hệ, phù hợp với những gì đã được mô tả trong các nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Được thực hiện bởi Nguyen Hoang Tuan và Tran Ngoc Mai, bài báo này tìm hiểu về kĩ năng nói của học sinh THPT Lê Thanh Hiền, tỉnh Tiền Giang và những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói của các em. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu, một số khuyến nghị đã được nhóm tác giả đưa ra. Hy vọng bài báo có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường phổ thông.
Giáo dục STEM đã được nhiều quốc gia coi là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Nó đã nhận được sự quan tâm lớn từ các hệ thống giáo dục khác nhau, tuy nhiên việc triển khai giáo dục STEM tại một số nước đang phát triển ở châu Á còn gặp khó khăn. Bài báo này của Lam Thi Bich Le và cộng sự tìm hiểu những thách thức đối với giáo dục STEM ở các trường trung học công lập ở Việt Nam.
Bài báo của Armond và công sự đánh giá phạm vi các tài liệu về đạo đức nghiên cứu và các trường hợp liêm chính trong nghiên cứu. Các mô tả trường hợp được tìm thấy trong các tạp chí học thuật bị chi phối bởi các cuộc thảo luận liên quan đến các trường hợp nổi bật. Sự chiếm ưu thế của các trường hợp bịa đặt và giả mạo có thể làm phân tán sự chú ý của cộng đồng học thuật khỏi các vi phạm và vấn đề đạo đức có liên quan nhưng ít rõ ràng hơn, cũng như các hình thức hành vi sai trái mới nổi gần đây.
Nghiên cứu này xác định các chủ đề chung để cải thiện tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học, đồng thời thấy rằng nhiều trường đại học gặp khó khăn trong việc thực hiện chúng.
Nghiên cứu của Ramos Asafo-Adjei cùng cộng sự tìm hiểu mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh tại Cộng hòa Ghana, Tây Phi. Đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức nơi học sinh về các trang mạng xã hội, tầm quan trọng, mối nguy hiểm lẫn cách sử dụng mạng xã hội tốt nhất, đặc biệt là cho mục đích học tập.
Hiện nay, các trường đại học đang đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia bằng cách trang bị cho sinh viên những kĩ năng học thuật và năng lực tư duy bậc cao. Theo đó, một trong những xu hướng để phát triển những kĩ năng là đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục STEM. Trong bài báo này, các tác giả sẽ tiến hành so sánh trình độ của hơn 30.000 sinh viên khối ngành STEM tại các trường đại học ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hoa Kì.
“Take notes” hay “Note-taking” là phương pháp ghi chép nội dung một cách hệ thống và khoa học. Sử dụng note-taking nhằm phát triển khả năng tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học.
Ngày càng có nhiều giáo viên chuyển sang sử dụng công nghệ khi giao bài tập về nhà. Tuy nhiên, trong khi bài tập về nhà trực tuyến có thể làm cho việc học tập ngoài lớp trở nên thú vị và tương tác hơn, một nghiên cứu của Eva Dobozy cho thấy nó có thể gây bất lợi hơn nữa cho học sinh đến từ các gia đình có thu nhập kinh tế thấp.
Căng thẳng (stress) có thể là một yếu tố lấn áp cuộc sống của thanh thiếu niên. Áp lực thi cử, học tập; sự kì vọng từ gia đình, thầy cô;... khiến các em dễ gặp phải căng thẳng. Do đó, một vài câu hỏi đơn giản được gợi ý trong bài báo “6 questions to help students cope with everyday stress” của Paige Tutt có thể giúp học sinh ứng phó với căng thẳng.
Nghiên cứu của Truong và cộng sự nhằm xác định các nhân tố quản trị có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học của các giảng viên đại học thông qua áp dụng phương pháp PLS-SEM, cùng với kiểm định ANOVA và t-test. Các tác giả đã phân tích các thuộc tính đo lường tâm lý của các thang đo liên quan đến các khía cạnh khác nhau của kết quả nghiên cứu khoa học.
Giáo dục STEM gần đây đã trở thành một trong những phương thức chính được cộng đồng giáo dục thế giới sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề khủng hoảng toàn cầu. Nghiên cứu đánh giá hệ thống do nhóm tác giả Eka Kurrniati và cộng sự mang đến một góc nhìn chuyên sâu về khía cạnh hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu STEM và các xu hướng đề tài nghiên cứu đang phổ biến về STEM trên thế giới.
Hướng dẫn chiến lược đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kĩ năng nghe và khả năng nhận thức của người học tiếng Anh. Tuy nhiên, tác động của phương pháp hướng dẫn chiến lược này đến thái độ của người học đối với việc luyện tập kĩ năng nghe còn ít được chú ý.
Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục tạo cơ hội để thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lí cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần xây dựng khung chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.