Bốn quan hệ cần xây dựng trong các lớp học trung học cơ sở và trung học phổ thông

Việc xây dựng các mối quan hệ xã hội trong môi trường lớp học có thể bắt đầu từ mối quan hệ thầy trò, nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó.

Các giáo viên có lẽ biết rằng việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với học sinh là chìa khoá cho một năm học thành công, tuy nhiên đây không phải là mối quan hệ duy nhất trong lớp học cần xem xét và cố gắng phát triển. Hãy cân nhắc bốn mối quan hệ lớp học sau đây:

  1. Giáo viên đối với từng học sinh: Mỗi học sinh có cảm thấy được giáo viên nhìn nhận và biết đến như một cá nhân không?
  2. Giáo viên nói với cả lớp: Cả lớp có quan hệ như thế nào và biết giáo viên của họ như thế nào, và bản sắc của giáo viên đó đối với cả lớp là gì?
  3. Học sinh với học sinh: Học sinh có liên kết với nhau và biết nhau với tư cách cá nhân không?
  4. Học sinh với cả lớp: Học sinh có ý thức gì về lớp với tư cách một thực thể thống nhất?

Mối quan hệ thứ nhất: Giáo viên với cá nhân từng học sinh

Các cuộc khảo sát để làm quen với học sinh là cực kỳ quan trọng, nhưng việc giáo viên không thực sự kết nối một cách có ý nghĩa với những câu trả lời của học sinh sẽ có tác động tiêu cực hơn so với việc không tiến hành bất kì khảo sát nào ngay từ đầu. Đặc biệt là những học sinh lớn sẽ coi hành động này là chiếu lệ và sẽ nhận ra rằng bạn sẽ không bao giờ sử dụng kết quả khảo sát của họ. Đừng yêu cầu học sinh làm những gì mà sau đó bạn sẽ không sử dụng đến.

Các chiến lược tận dụng: Viết thư và các ghi chú riêng lẻ cho học sinh, đồng thời phản hồi lại câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi mà bạn đăng trên Google Classroom (hoặc một nền tảng trực tuyến nào đó). Mỗi tuần, hãy chỉ định một vài học sinh cụ thể để kết nối với các em. Kết thúc tuần bằng cách gọi điện về nhà và nêu chi tiết cụ thể về mức độ xuất sắc của học sinh trong tuần đó.

Mối quan hệ thứ hai: Giáo viên với cả lớp

Cá nhân một học sinh có thể có một mối quan hệ nhạt nhoà hoặc tuyệt vời với giáo viên của họ, tuy nhiên mối quan hệ của cả lớp với giáo viên có thể rất khác. Tác giả bài viết này từng dạy một lớp học mà nhìn chung tôi không có mối quan hệ tốt; tuy nhiên đồng thời lại có quan hệ rất tốt với một số học sinh nhất định, và sau đó các em này lại tiếp tục học cùng tác giả trong năm học tiếp theo. Những học sinh đó có thể nói rằng tác giả cực kỳ tốt bụng và chu đáo nhưng chính các em cũng lưu ý rằng đối với lớp học đó, tác giả dễ rơi vào trạng thái với cả tập thể lớp (mặc dù đã cố gắng hết sức).

Cả mối quan hệ của giáo viên với từng học sinh và mối quan hệ của họ với cả lớp nói chung đều rất quan trọng để có một lớp học trôi chảy và phát triển trong suốt cả năm.

Các chiến lược để tận dụng: Cùng nhau tạo ra các quy tắc của lớp học, thường xuyên yêu cầu cả lớp phản hồi, sau đó tóm tắt và chia sẻ các xu hướng chung trong các ý kiến của cả lớp, đồng thời giải thích những thay đổi mà bạn đang thực hiện với tư cách là giáo viên. Xây dựng hệ thống chấm điểm trong lớp, khuyến khích tình bạn thân thiết và sự cạnh tranh thân thiện giữa các lớp, đồng thời cho điểm cả lớp một cách hào phóng đồng thời khen ngợi học sinh về những hành vi cụ thể.

Nhận lỗi và xin lỗi công khai về những sai lầm, đồng thời giải thích những suy nghĩ của bạn thành lời cho học sinh. Trong các buổi kết nối cộng đồng hàng tuần, hãy chân thành bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao của bạn đối với lớp học một cách cụ thể bất cứ khi nào có thể.

Mối quan hệ thứ ba: Học sinh với học sinh

Mặc dù tác giả bắt đầu mỗi năm học bằng cách cùng nhau tạo ra các quy tắc trong lớp học bao gồm việc đối xử tôn trọng lẫn nhau, nhưng điều này vẫn chưa đủ. Học sinh cần cảm thấy được người khác biết đến và cần cùng nhau trải nghiệm niềm vui mà có khi có cả giáo viên trong đó và có khi không. Giáo viên sẽ mong muốn mọi học sinh đều cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bất kỳ ai trong lớp học. Khi học sinh trải nghiệm niềm vui và tiếng cười cùng bạn bè của mình, các em có nhiều khả năng coi nhau là những người đồng nghiệp nên hỗ trợ lẫn nhau, và việc chấp nhận rủi ro trở nên ít đáng sợ hơn.

Các chiến lược để tận dụng: Hãy thử tiến hành các buổi giới thiệu, làm quen giữa học sinh với học sinh và các hoạt động kết nối cộng đồng hàng tuần. Cẩn thận chỉ định những học sinh nào ngồi cùng bàn với nhau (sau khi yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến) và để học sinh tham gia vào các cuộc trò chuyện vừa vui vẻ, vừa nghiêm túc để làm quen với bạn bè của mình, với những câu hỏi như “Trải nghiệm tồi tệ nhất của bạn với những con bọ là gì?” và “Bạn ngưỡng mộ ai nhất và tại sao?”

Yêu cầu học sinh xây dựng và phát triển các ý tưởng, bài tập và mọi thứ cùng nhau theo các nhóm nhỏ, trò chuyện hàng ngày với những người bạn cùng bàn và cùng nhau tổng kết, viết ra suy nghĩ của mình hàng tuần. Tổ chức các trò chơi không đòi hỏi sự nghiêm túc. Những trò chơi được thiết kế để học sinh có thể mắc sai lầm khi chơi nhưng luật chơi không thay đổi, chỉ thay đổi nội dung hàng tuần là chìa khóa giúp học sinh bớt lo lắng.

Mối quan hệ thứ tư: Học sinh với tập thể lớp

Giáo viên muốn học sinh của mình cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn hơn bản thân mỗi người và cảm thấy khao khát được thuộc về nhóm, về tập thể. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tiến hành mọi việc theo nhóm để khiến học sinh cảm thấy muốn có cảm giác “thuộc về” đó và cần phát triển bản sắc của nhóm. Chẳng hạn, tác giả đặt câu hỏi: Việc được học tiết thứ sáu - môn tiếng Tây Ban Nha 2 của cô Lalagos đem lại cho các em điều gì? Cùng nhau, chúng ta là ai? Chúng ta cần phải làm gì cùng nhau để mỗi người đều muốn xuất hiện và trở thành một phần của tập thể này mỗi ngày?

Các chiến lược để tận dụng: Xây dựng một hệ thống và cho điểm các học sinh trong lớp một cách thoải mái đối với các hành vi mang tính tập thể trong lớp học (sẽ hữu ích nếu mỗi tiết học giáo viên có thể tạo ra không khí cạnh tranh giữa lớp này với các lớp khác). Tham gia vào các buổi sinh hoạt tập thể lớp, nơi mỗi học sinh có thể nói về những điểm mạnh và những khía cạnh cần cải thiện của lớp, đồng thời tạo ra những khoảnh khắc của niềm vui tập thể và những giây phút mà học sinh có thể đánh giá cao cả lớp, chẳng hạn như trong các hoạt động kết nối cộng đồng.

Tổ chức các trò chơi yêu cầu sự hợp tác và để học sinh lớp này thi đấu với các lớp khác. Là giáo viên, hãy bày tỏ sự đánh giá cao đối với toàn thể tập thể và cách các em làm cho ngày của bạn vui vẻ hơn.

Vân An dịch

Nguồn:

Lalagos, N. (2023). 4 Key Relationships to Nurture in Your Middle or High School Classroom. Edutopia. https://www.edutopia.org/article/nurturing-positive-relationships-school

Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Bốn quan hệ cần xây dựng trong các lớp học trung học cơ sở và trung học phổ thông tại chuyên mục Khoa học giáo dục và xã hội của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19