Làm cách nào để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy tự tin hơn trong trường học?

Sự tự tin là một trong những yếu tố cần thiết giúp học sinh thành công hơn trong học tập. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp có xu hướng cảm thấy tự ti về trường học so với học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội cao. Vậy đâu là phương pháp để làm tăng sự tự tin của các em ?

Để kiểm tra mức độ tự tin của học sinh, một nhóm nghiên cứu đã khảo sát từ hơn 20.000 học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp tại 421 trường công lập ở New South Wales. Nghiên cứu đưa ra khảo sát với 5 tiêu chí: ý thức của học sinh về khả năng làm bài tập ở trường, cảm nghĩ của các em về trường học, sự kiên trì trong học tập, khả năng phục hồi sau thử thách và hành vi phù hợp ở trường.

Nguồn: Sưu tầm

Kết quả khảo sát cho thấy một tỷ lệ lớn học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp vẫn đang phát triển về mặt tự tin trong học tập. Các phát hiện cũng cho thấy những học sinh có sự tự tin thường có thành tích học tập cao và nửa số sinh viên còn lại có mức độ tự tin thấp hơn nên có thành tích học tập thấp hơn. Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu những hình thức hỗ trợ giảng dạy nào của giáo viên giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn. Cụ thể là:

- Hỗ trợ về mặt tinh thần: giúp học sinh nghĩ rằng giáo viên quan tâm, chăm sóc việc học tập và tiến bộ học tập của các em.

- Mức độ phù hợp trong giảng dạy: giúp học sinh nghĩ rằng nội dung và nhiệm vụ học tập có ý nghĩa.

- Cấu trúc bài học rõ ràng: học sinh được tiếp cận những bài học chất lượng về mặt nội dung.

- Hướng dẫn/trả lời: học sinh được chỉ dạy trong các bài học, được đặt câu hỏi cho giáo viên.

- Quản lý lớp học: đặt ra nội quy quy định đảm bảo tính kỷ luật ở trường lớp.

Điều này có ý nghĩa gì đối với giáo viên và nhà trường?

Những phát hiện này rất quan trọng vì chúng cho thấy phần lớn học sinh có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp vẫn tự tin. Đồng thời, các em cho rằng việc được giáo viên hỗ trợ trong học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của các em. Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số phương pháp tiếp cận cụ thể cho giáo viên. Cụ thể là:

- Chia các hoạt động bài học thành những phần nhỏ để học sinh có được cảm giác hoàn thành, thêm động lực để tiếp tục học tập.

- Dành một khoảng thời gian để trao đổi cả lớp sau khi giao bài tập để giảm thiểu cảm xúc tiêu cực ở các em.

- Giải thích rõ ràng tại sao một nhiệm vụ lại quan trọng và có ý nghĩa.

- Giải thích rõ ràng tại sao kỳ vọng hành vi (behavioural expectations) lại quan trọng.

Hồng Anh lược dịch

Nguồn: Rebecca J. C., Andrew J. M., (2024) How do we help students from disadvantaged backgrounds feel confident about school? The Conversation https://theconversation.com/how-do-we-help-students-from-disadvantaged-backgrounds-feel-confident-about-school-222895

 

Bạn đang đọc bài viết Làm cách nào để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy tự tin hơn trong trường học? tại chuyên mục Khoa học giáo dục và xã hội của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19