Xu hướng và những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quốc tế hoá giáo dục đại học

Ngày 02-03/12/2022, Hội thảo quốc tế lần thứ I với chủ đề “Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động”, đã được tổ chức thành công với sự phối hợp của Đại học DEAKIN, Australia, STAR Scholars, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Tạp chí Giáo dục. Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu châu Á về giáo dục đại học đã phân tích các chính sách của các quốc gia trên thế giới, chỉ ra xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quốc tế hoá trong giáo dục đại học ở khu vực châu Á.

THÔNG BÁO SỐ 2: Hội thảo khoa học Quốc gia về “Toán học phổ thông trong bối cảnh mới: một số vấn đề lí luận và thực tiễn” (9/12/2022)

Hội thảo do Hội giảng dạy Toán học phổ thông, Tạp chí Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đồng tổ chức, tại Viện KHGD Việt Nam (ngày 9/12/2022). Đây là dịp để các nhà nghiên cứu, các giáo viên, các nhà quản lí gặp gỡ, chia sẻ kết quả nghiên cứu, bàn luận về các giải pháp nhằm nâng cao, phát triển lĩnh vực giáo dục toán học ở Việt Nam. Đồng thời, Hội Giảng dạy Toán học phổ thông sẽ tổ chức Đại hội nhiệm kì 2022-2027.

THÔNG BÁO SỐ 2 Về việc tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ I về Đổi mới Giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động

Ngày 2-3/12/2022, Hội thảo quốc tế lần thứ I với chủ đề “Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động” sẽ được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu châu Á về giáo dục đại học như GS. Trần Thị Lý (Đại học Deakin, Australia), GS. Ka Ho Mok (Đại học Lingnan, Hong Kong), GS. Jill Blackmore (Đại học Deakin, Australia), GS. Krishna Bistna (Đại học Bang Morgan, Hoa Kì) và Marek Tesar (Đại học Auckland, New Zealand) cùng các báo cáo viên trong nước và quốc tế.

Đề xuất thành lập Mạng lưới Nghiên cứu bài học Việt Nam: Mô hình phát triển chuyên môn cho giáo viên

Đây là đề xuất của nhóm các chuyên gia trong và ngoài nước (chủ yếu là Việt Nam và Nhật Bản), đã nhiều năm triển khai mô hình nghiên cứu bài học ở Việt Nam, tại buổi toạ đàm VJE Talks 12: Mô hình Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập: kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bình luận (do Tạp chí Giáo dục tổ chức)

Kinh nghiệm và những thách thức đặt ra trong quá trình triển khai chương trình GDPT mới

Ngày 28/10/2022, Tạp chí Giáo dục và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề: “Lí luận và thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Nhiều kinh nghiệm thực tiễn được báo cáo về việc tập huấn giáo viên, triển khai chương trình nhà trường, cách thức tổ chức lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa đã được chia sẻ tới các nhà khoa học, các nhà quản lí.

VJE Talks 12: Giáo sư Manabu Sato chia sẻ về mô hình Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập: kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bình luận

Ngày 06/11/2022, Tạp chí Giáo dục và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán - VIASM sẽ phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về Mô hình Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập với sự có mặt chia sẻ trực tiếp của giáo sư Manabu Sato - Giáo sư danh dự Đại học Tokyo, Chủ tịch Hiệp hội International Network for School as Learning Community. Đây là một mô hình sinh hoạt chuyên môn góp phần hiệu quả vào việc phát triển chuyên môn giáo viên, đã được thử nghiệm thành công ở Việt Nam.

THÔNG BÁO SỐ 2 Về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Diễn đàn giáo dục Việt Nam” lần thứ ba

Hội thảo khoa học quốc tế “Diễn đàn giáo dục Việt Nam – Vietnam Education Symposium (VES)” lần thứ ba được tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tổ chức các nhà khoa học Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), Tổ chức tư vấn giáo dục FAROS và Tạp chí Giáo dục Việt Nam diễn ra vào tháng 3 năm 2023 với chủ đề: Giáo dục mầm non đương đại ở Việt Nam: Tái định nghĩa và chuyển mình thay đổi.

Hội thảo khoa học Quốc gia tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (28/10/2022)

Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Lí luận và thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo” thông báo về việc đón tiếp, đăng kí tham dự, báo cáo và công bố Kỉ yếu tóm tắt.

Thông báo số 2: Hội thảo tại Đại học Đồng Tháp (9/9/2022)

Ban Tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới Chương trình và sách giáo khoa: chính sách và thực tiễn” thông báo về việc đón tiếp, đăng kí tham dự, báo cáo và danh sách bài báo đã gửi về Hội thảo.

Thư mời tham dự Diễn đàn Giáo dục Việt Nam 2023

Tiếp nối sự thành công của Diễn đàn Giáo dục Việt Nam 2021, năm 2023, Diễn đàn Giáo dục Việt Nam 2023 với sự phối hợp tổ chức của EduNet thuộc AVSE Global, Trường ĐHSP Hà Nội, Tổ chức FAROS và Tạp chí Giáo dục sẽ diễn ra tại Hà Nội, theo hình thức kết hợp online và offline, với chủ đề “Giáo dục Mầm non đương đại ở Việt Nam: Tái định nghĩa và Chuyển mình thay đổi”.

12/2022, Hà Nội: Hội thảo quốc tế về chủ đề “Quốc tế hoá giáo dục đại học trong bối cảnh một châu Á năng động”

Ngày 2-3/12/2022, Hội thảo quốc tế lần thứ nhất được đồng tổ chức bởi Đại học DEAKIN, Australia; STAR Scholars; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Tạp chí Giáo dục. Hội thảo sẽ được tổ chức trực tiếp và trực tuyến nhằm mang đến một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề quan trọng, các xu thế phát triển và những mô hình mới về quốc tế hoá giáo dục đại học ở Châu Á.

12/2022-Việt Trì, Phú Thọ-Hội thảo khoa học Quốc gia “Giáo dục Toán học ở phổ thông trong bối cảnh mới: một số vấn đề lí luận và thực tiễn”

Dự kiến có thể đây sẽ là hội thảo đầu tiên cho chuỗi các hội thảo khoa học quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm xây dựng, phát triển và kết nối cộng đồng giáo viên toán và các nhà nghiên cứu Giáo dục toán học trên cả nước cùng những người quan tâm khác.

28/10/2022-Hội thảo Quốc gia “Lý luận và thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”

Nhằm góp phần đánh giá thực trạng triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường ĐHSP Hà Nội 2 và Tạp chí Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo - phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Lý luận và thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”.

9/2022-Trường ĐH Đồng Tháp - Hội thảo Quốc gia “Đào tạo giáo viên trong bối cảnh đổi mới CT và SGK: chính sách và thực tiễn”

Hội thảo sẽ tạo không gian mở cho các nhà quản lí, các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học,… ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các Sở GD&ĐT chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn, ý kiến về thực tiễn, chính sách liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

VJE Talks 08: Mã định danh cho các nhà nghiên cứu và một số khuyến nghị

Trong phiên báo cáo này, báo cáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng và nhóm nghiên cứu VSE sẽ chia sẻ tới các nhà khoa học về các thông tin liên quan đến ORCID, ScopusID, PubllonID,... vai trò và khuyến nghị.

VJE Talks 2022: Chuỗi hội thảo trực tuyến về chủ đề Nghiên cứu Khoa học giáo dục và Xuất bản khoa học

Tiếp nối thành công cũng như những chủ đề đã báo cáo của VJE Talks 2021, năm 2022, Tạp chí Giáo dục tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến vào các ngày thứ bảy tuần thứ nhất và thứ ba của hàng tháng, bắt đầu từ ngày 5/3/2022.

Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển quản lí giáo dục và Hội thảo “Triết lí giáo dục xanh”

Ngày 23/2/2022, Hội khoa học Tâm lí Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và phát triển quản lí giáo dục và Hội thảo “Triết lí giáo dục xanh” tại Trường mầm non và tiểu học Genesis, quận Tây Hồ (Hà Nội).

Hội thảo “Thúc đẩy năng lực lãnh đạo nữ trong ngành giáo dục tại Việt Nam”

Ngày 26/02/2022, Dự án Thúc đẩy năng lực lãnh đạo nữ trong ngành giáo dục tại VIệt (ARWIL) sẽ tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm tổng kết các hoạt động và kết quả đạt được của dự án và tạo diễn đàn trao đổi về chủ đề phát triển năng lực lãnh đạo và thăng tiến sự nghiệp cho nữ giới trong ngành giáo dục tại Việt Nam.