Mô hình lý thuyết của hiện tượng “sốc văn hoá” và sự thích nghi của sinh viên quốc tế bậc đại học
Mô hình lý thuyết của hiện tượng “sốc văn hoá” và sự thích nghi của sinh viên quốc tế bậc đại học

Sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học phải đối diện với cách thức tổ chức xã hội và nền giáo dục hoàn toàn mới, cũng như cách hành xử và những kỳ vọng xa lạ - đồng thời phải tự điều chỉnh bản thân sao cho giống với khuôn mẫu chung của người bản địa.

10 phương pháp giúp học sinh đang học tiếng Anh hiểu bài của các môn học khác tốt hơn

Giáo viên dạy các môn học khác có thể áp dụng 10 mẹo nhỏ này để giúp các học sinh đang học tiếng Anh hiểu bài môn học của mình (dạy bằng tiếng Anh) tốt hơn.

Vai trò của hứng thú học tập trong việc ải thiện năng lực Toán học

Nghiên cứu của nhóm tác giả Yarhands Dissou Arthur và cộng sự tìm hiểu vai trò của các yếu tố động lực, sự hỗ trợ đồng trang lứa từ bạn bè, chất lượng dạy học và sự hứng thú của sinh viên đối với Toán học, thông qua bộ dữ liệu khảo sát tại một trường đại học công lập tại Ghana.

Có một câu hỏi giáo viên nên đặt ra càng nhiều càng tốt trong các lớp học, đó là gì?

Với câu hỏi này, giáo viên có thể giúp học sinh nhắc lại những thông tin trong trí nhớ ngắn hạn đơn giản, thúc đẩy suy nghĩ sâu và tham gia nhiệt tình hơn vào bài giảng của bạn.

Các xu thế ứng dụng công nghệ “ảo” trong giáo dục

Năm 2016 là một trong những năm chứng kiến công nghệ thực tế ảo có thể đến được với từng hộ gia đình thông qua các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại thông minh. Nhờ đó, các công nghệ này cũng có thể tới được môi trường giáo dục, hỗ trợ nhiều phong cách học tập, đơn giản hoá quá trình dạy và học.

Chuẩn bị tâm thế cho các nhà khoa học bước vào hệ thống Khoa học - Chính sách

Trước làn sóng của những tiến bộ của khoa học trong thời gian gần đây, cần có sự tham gia tích cực hơn của yếu tố Khoa học - Chính sách trong bối cảnh mọi mặt của đời sống con người đang phụ thuộc rất lớn vào khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn thiếu sự chuẩn bị và đào tạo về khái niệm khoa học-chính sách, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khác biệt giữa các quốc gia trong việc nhận thức vấn đề này.

Cơ quan truyền thông đang “tiếp tay” cho các thông tin sức khoẻ sai lệch thay vì cải chính

Sự lựa chọn của người tiêu dùng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chịu tác động nhiều bởi các nguồn thông tin đại chúng. Một nghiên cứu mới đã phân tích cách thức các phương tiện truyền thông phản ứng trước việc Dr. Oz, một ngôi sao truyền hình, quảng cáo các sản phẩm giảm cân. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông có xu hướng khuếch đại thay vì cải chính các thông tin sai lệch, dẫn đến việc các thông tin sai này còn tiếp tục được lan truyền rộng rãi hơn nữa.

Xây dựng và phát triển mô hình học tập iSTEM-một nghiên cứu từ Đài Loan

Nghiên cứu này tích hợp giữa giáo dục STEM và giáo dục trí tưởng tượng với phương pháp học tập dựa trên dự án, đồng thời phát triển một bộ phương pháp học “iSTEM (trí tưởng tượng, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học)” để xây dựng chỉ số năng lực iSTEM cho học sinh trung học chuyên nghiệp và khám phá ứng dụng và hiệu quả của mô hình học tập.

Nhận thức về quá trình chuyển đổi sang hình thức đào tạo từ xa trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Từ dữ liệu của các khảo sát về Đào tạo từ xa năm 2020 do Ban lãnh đạo trường học Hoa Kỳ RAND thực hiện, nhóm nghiên cứu của David DeMatthews và cộng sự phân tích những nhận thức chủ yếu về sự sẵn sàng của các nhà trường cho việc triển khai đào tạo từ xa, trong đó đặc biệt chú ý đến những khía cạnh mà các loại hình trường học và các nhóm học sinh bị ảnh hưởng do việc đóng cửa trường học trong thời gian dài.

Xuất bản khoa học “thần tốc”: một phân tích trắc lượng các bài báo nghiên cứu về Covid-19

Nhóm nghiên cứu của ​​Amandeep Khatter và cộng sự đã khảo sát chất lượng các bài báo nghiên cứu COVID-19 bằng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục chất lượng và rủi ro thiên lệch (RoB) từ 250 bài nghiên cứu COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 4/2020.

Luôn có một chiếc điện thoại “trong đầu” mỗi học sinh – tốt hay không tốt?

Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu những tác động theo chiều hướng “xuôi” của những chiếc điện thoại di động đến việc học tập của học sinh. Những học sinh phân chia sự chú ý của mình giữa việc học và việc sử dụng điện thoại, chẳng hạn để nhắn tin, truy cập Facebook, thường sẽ có kết quả học tập kém hơn những học sinh không bị mất tập trung như vậy.

Nghiên cứu về giáo dục hoà nhập trong danh mục Web of Science Core Collection từ năm 1992 đến 2020

Nghiên cứu của hai tác giả Jia-Fen Wu và Xiaoxiao Lin phân tích các đặc điểm trắc lượng thư mục của các ấn phẩm khoa học về chủ đề giáo dục hoà nhập trong các danh mục con Social Science Citation Index (Danh mục Trích dẫn Khoa học Xã hội) và Science Citation Index Expanded (Danh mục Trích dẫn Khoa học Mở rộng) thuộc danh mục Web of Science Core Collection trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2020.

Ý nghĩa của “phát minh” và “đổi mới” với giáo dục

Bài viết của tác giả Leslie Wilson, CEO Viện One-to-One, bàn luận về sự khác biệt bản chất giữa hai khái niệm “phát minh” và “đổi mới” trong giáo dục. Trong khi “đổi mới” là một khái niệm mang tính vĩ mô, định hướng; thì “phát minh” là sự hiện thực hoá các ý tưởng của đổi mới, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng trong giáo dục. Hai khái niệm này không loại trừ mà bổ sung, phát triển cho nhau.

Hướng giải thích mới về sự hình thành khu vực giáo dục đại học tư nhân ở Việt Nam

Kết hợp tư liệu lịch sử và phỏng vấn sâu, một nhóm tác giả Việt Nam khẳng định các cơ sở giáo dục đại học tư thục ở Việt Nam hình thành do nhà nước ta chủ động mở đường, chứ không bị tác động bởi các tác nhân ngoại lai hay bởi nhu cầu học đại học tăng mạnh như thực tiễn từ các quốc gia khác trên thế giới.

Thêm một nhà tài trợ tại Anh buộc các nhà khoa học xuất bản công trình nghiên cứu dưới dạng truy cập mở

Chính sách mới đã khiến những nghiên cứu nhận tài trợ của UK Research and Innovation buộc phải xuất bản kết quả của họ dưới dạng truy cập mở, phù hợp với khuyến khích chung của chính quyền châu Âu.

Động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu Hàn Quốc công bố khoa học trên các tạp chí chuyên về dữ liệu

Dữ liệu có vai trò quan trọng trong nghiên cứu và công bố, liên quan tới sự minh bạch, khả năng kiểm tra, tái tạo nghiên cứu. Phân tích từ dữ liệu của Web of Science, hai tác giả Jungyeoun Lee và Jihyun Kim kết luận về những ưu điểm và những hạn chế của các loại tạp chí dạng này, chủ yếu dựa trên những động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu gửi bài, bình duyệt và quy trình xuất bản.

Chính sách chấp thuận bản thảo tiền xuất bản (preprint) của các tạp chí khoa học xã hội khu vực châu Á năm 2020

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, xu hướng chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới trên các nền tảng công bố tiền xuất bản (preprint) đang nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học hơn bao giờ hết. Preprint đã được ghi nhận là phương pháp chính để phổ biến các thành tựu nghiên cứu mới nhất, hiệu quả hơn so với các ấn phẩm xuất bản truyền thống.

Phân tích trắc lượng thư mục các nghiên cứu về Covid-19: 12/2019 - 6/2020

Một hướng nghiên cứu được thế giới quan tâm trong giai đoạn hiện nay là phân tích trắc lượng. Bài báo này đã sử dụng cách thức phân tích này để chỉ ra các yếu tố, biểu hiện đáng chú ý trong các nghiên cứu được công bố từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020 có liên quan đến từ khoá “COVID-19” OR “Coronavirus” OR “2019-nCoV” OR “SARS-CoV-2”.

Thực trạng truy cập mở của các bài viết và tạp chí theo Báo cáo Trích dẫn Tạp chí giai đoạn 2014-2019

Có sự khác biệt đáng kể giữa các quan niệm căn bản nhất về truy cập mở (open access) và việc thực hành của các bên liên quan. Các bài viết truy cập mở chủ yếu được xuất bản bởi các tạp chí truy cập mở “vàng” hoặc “lai”, tuy nhiên trạng thái truy cập mở lại phụ thuộc vào từng cơ sở dữ liệu cụ thể.

Xuất bản khoa học quốc tế tại Việt Nam: Hiệu quả chính sách và những dư địa để phát triển

Nghiên cứu của nhóm tác giả Việt Nam đã đánh giá hiệu quả của hai chính sách mới ban hành liên quan đến xuất bản khoa học quốc tế tại Việt Nam, gồm quy định mới về đào tạo tiến sĩ và việc thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). Đồng thời, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm góp phần tục thúc đẩy nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19