Giáo viên Việt Nam quan sát lớp học để hiểu học sinh hơn như thế nào?
Giáo viên Việt Nam quan sát lớp học để hiểu học sinh hơn như thế nào?

Bài viết The classroom observations of Vietnamese teachers: mediating underlying values to understand student learning của nhóm tác giả Atsushi Tsukui và cộng sự được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu cách thức các giáo viên Việt Nam thực hiện và duy trì/thay đổi quan niệm của họ về phương pháp quan sát lớp thông qua việc phân tích kinh nghiệm quan sát lớp học của họ, tập trung vào cả những người có quan điểm “bảo thủ” và những người theo quan điểm mới.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược chưa đem lại hiệu quả rõ ràng trong dạy học môn Toán?

Bài viết Systematic Literature Review of Flipped Classroom in Mathematics của nhóm tác giả Chak-Him Fung, Michael Besser và Kin-Keung Poon (Đại học Sư phạm Hồng Kông và Đại học Leuphana Lüneburg, Đức) tập trung nghiên cứu hệ thống các bài báo hiện nay về lớp học đảo ngược trong môn Toán với mục đích đánh giá những tác động của lớp học đảo ngược (và các hoạt động được áp dụng trong mô hình lớp học này) đối với việc dạy và học môn Toán.

Kỹ năng viết bài báo khoa học: Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Kết luận (Conclusion)

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương về viết phần Kết luận (Conclusion) của một bài báo khoa học. Trong phần này, tác giả cần tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính và khẳng định lại tầm quan trọng của nghiên cứu.

Học Toán tại nhà trong bối cảnh Covid-19: Nghiên cứu trường hợp hai trường tiểu học tại Australia

Nghiên cứu của tác giả Penelope Kalogeropoulos (Đại học Monash, Australia) và cộng sự nhằm mục đích tìm hiểu việc các giáo viên đã lập kế hoạch và thực hiện chương trình học tập môn Toán cho học sinh như thế nào, những thách thức mà họ gặp phải, cũng như mức độ được thúc đẩy và mức độ tham gia của các học sinh khi học môn Toán trực tuyến tại nhà.

Covid-19 ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh lớp 12 khối ngành STEM như thế nào?

Trong bối cảnh tất cả các trường học tại Zambia buộc phải đóng cửa bắt đầu từ ngày 20/3/2020, khi chính phủ nước này khuyến cáo người dân tự cách ly để kiểm soát sự lây lan của COVID-19, có ý kiến cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ có khả năng tác động tiêu cực đến kết quả của học sinh trong kỳ thi quốc gia lớp 12 năm 2020 của Zambia, đặc biệt là đối với nhóm các môn toán, khoa học, thiết kế và công nghệ.

4 bước lần lượt giúp bạn có một phần Mở đầu (Introduction) hay

Nếu chúng ta muốn người khác trích dẫn bài báo của mình, trước hết chúng ta cần chắc chắn rằng mọi người đọc nó. Hãy giả định phần Tiêu đề (Title) và phần Tóm tắt (Abstract) của bài báo đã bắt được sự chú ý của người đọc, thì phần Mở đầu gắn với “sứ mệnh” dẫn dắt, đảm bảo mọi người sẽ tiếp tục đọc và hướng họ đến các phần khác của bài báo (Phương pháp, Kết quả, Thảo luận và Kết luận).

Vị trí của Khoa học Xã hội Việt Nam trên bản đồ sản xuất tri thức thế giới

Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc nghiên cứu của nhóm tác giả Cuong Huu Hoang và Marianne Turner với đề tài “Framing Vietnamese scholars’ negotiation of knowledge production: a positioning perspective”. Bài viết được công bố trên tạp chí Comparative Education, thuộc nhà xuất bản Routledge, Q1 Scopus, lĩnh vực Social Science Education.

Đâu là “sự thật” trong bối cảnh tin giả tràn lan?

Những thông tin sai lệch hiện đang bủa vây chúng ta và xuất hiện dưới nhiều hình thức như trong những tin đồn chưa được kiểm chứng, quảng cáo bị thổi phồng quá mức, thậm chí ngay cả trong tin tức hằng ngày. Vậy làm thế nào để mọi người biết được nên hay không tin những thông tin gì? Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu của các tác giả Nadia và Elizabeth (Mỹ) với tiêu đề “Judging Truth”. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annual Review of Psychology (Q1 Scopus).

Huy động nguồn lực nhằm nâng cao năng lực khoa học tại các nước Đông Nam Á

Malaysia là nước có số lượng công trình được đăng tải trên hệ thống Web of Science cao thứ ba trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á giai đoạn 2014-2018, theo công bố năm 2019 của Viện ISI (Clarivate). Báo cáo này cũng chỉ ra rằng số công trình công bố của các học giả Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã tăng gấp đôi trong thập niên vừa qua.

UNESCO: Khôi phục giáo dục sau đại dịch COVID-19 để tránh thảm họa thế hệ

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2021, UNESCO đã triệu tập một cuộc họp cấp bộ trưởng để rút ra các bài học kinh nghiệm, những rủi ro lớn nhất mà giáo dục phải đối mặt ngày nay và các chiến lược “không để người học bị bỏ lại phía sau”.

Chuyển đổi số trong giáo dục: xu hướng, lợi thế và thách thức

Tạp chí Giáo dục trân trọng lược dịch và giới thiệu quý bạn đọc nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Nga với đề tài “Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo" (Digital Transformation in Education).

Thế nào là một tạp chí khoa học?

Bài viết trình bày khái niệm “tạp chí khoa học” và trao đổi một số thuật ngữ có liên quan đến tạp chí và xuất bản của nhà nghiên cứu, TS. Nguyễn Hữu Cương.

Machine learning - Marketing: Mối quan hệ giữa cách lựa chọn từ ngữ và người hướng ngoại

Tạp chí Giáo dục xin trân trọng lược dịch và giới thiệu bài viết của nhóm tác giả đến từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) với tiêu đề “Study suggests link between word choices and extraverts”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ giữa những người hướng ngoại và cách lựa chọn từ ngữ của họ.

Tại sao phải công bố bài báo khoa học trong các tạp chí có uy tín?

Bài viết chia sẻ các quan điểm về tạp chí có uy tín và một số lí do cơ bản của mục tiêu công bố bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín của chuyên gia, TS. Nguyễn Hữu Cương.

Điểm sách: “Công bố khoa học giáo dục theo hướng tiếp cận quốc tế”

Cuốn sách được xuất bản năm 2020, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành bao gồm 14 chương, đề cập đến các vấn đề cơ bản và cập nhật nhất mà bất kỳ nhà nghiên cứu trẻ nào cũng phải biết và phải thành thạo.

Bài báo khoa học và các dạng bài báo khoa học chính

TS. Nguyễn Hữu Cương, một chuyên gia về lĩnh vực kiểm định giáo dục, có nhiều công trình công bố tại các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao, chia sẻ ngắn gọn về bài báo khoa học và một số dạng bài báo khoa học chính (trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học xã hội)