Tri thức của giáo viên ảnh hưởng đến sự tiếp thu của học sinh: Nghiên cứu trường hợp môn Toán tại Chile
Tri thức của giáo viên ảnh hưởng đến sự tiếp thu của học sinh: Nghiên cứu trường hợp môn Toán tại Chile

Nghiên cứu của hai tác giả Raimundo Olfos và Palmenia Rodriguez tìm hiểu sự tác động của các yếu tố: tri thức của giáo viên, bối cảnh kinh tế - xã hội của môi trường trường học, các tri thức sẵn có của học sinh và mức độ tiếp thu kiến thức môn Toán tại trường có ảnh hưởng đến tri thức chung mà các học sinh lớp 4 có được về khái niệm “phân số”.

Nghiên cứu về các yếu tố định hình động cơ đăng bài trên các tạp chí "săn mồi"

Thuật ngữ tạp chí “săn mồi” (hoặc xuất bản “săn mồi”) là một chủ đề luôn gây tranh cãi trong giới học thuật quốc tế. Trước khi danh sách của Jeffrey Beall ra đời, giới học giả đã có những quan ngại về tính toàn vẹn (integrity) của các tạp chí khoa học và thực hành phản biện đồng nghiệp. Với sự ra đời của danh sách “tạp chí săn mồi” vào năm 2011 của Beall, cụm từ này nhanh chóng gia nhập vào diễn ngôn học thuật.

Quản lý bền vững quá trình chuyển đổi số tại các trường đại học: Các xu hướng nghiên cứu chính trên thế giới

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục (digital transformation) luôn phải đi kèm với quản lý bền vững, bởi giáo dục cần duy trì sự ổn định trước những biến đổi không ngừng của công nghệ. Nhóm tác giả Emilio Abad-Segura và cộng sự, trong bài nghiên cứu có tựa đề “Quản lý bền vững quá trình chuyển đổi số tại các trường đại học: Các xu hướng nghiên cứu chính trên thế giới”, đã tìm hiểu và phân tích những xu hướng trong nghiên cứu về chủ đề này trên phạm vi toàn cầu, giai đoạn 1986-2019.

Phân tích nội dung sách giáo khoa Toán tiểu học của Hong Kong: Trường hợp nội dung hình học không gian

Sách giáo khoa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy và học tập các môn học lý thuyết nói chung, trong đó có môn Toán. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nội dung các cuốn sách và đánh giá tính thực tiễn của chúng hiện vẫn là đề tài nhận được ít sự quan tâm nghiên cứu. Bài viết của Qiaoping Zhang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu nội dung của những cuốn sách giáo khoa toán tiểu học có tạo điều kiện đủ để học sinh xây dựng tư duy về không gian thông qua những bài học về hình học ba chiều.

Khó khăn về tài chính của các trường đại học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Nghiên cứu “Covid-19’s impact on higher education: Strategies for tackling the financial challenges facing colleges and universities” do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học Deloitte thực hiện tìm hiểu những lựa chọn mà các trường đại học, cao đẳng phải đối mặt nhằm duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Top 05 xu hướng công nghệ từ năm 2021

Gần hai năm qua đầy những tiến bộ công nghệ bất ngờ, khi cả thế giới chuyển mình để đáp ứng những đòi hỏi của một thực tế mới. Nhưng những đổi mới này chỉ là sản phẩm của đại dịch hay ở còn hơn thế? Dưới đây là năm xu hướng công nghệ mà các chuyên gia tin rằng sẽ không biến mất khi hết đại dịch (theo Erik Ekudden, Phó chủ tịch cấp cao của Ericsson tập đoàn Ericsson).

Dạy học theo dự án đối với nội dung Hoá học hữu cơ sử dụng mô hình học tập kết hợp cho học sinh THPT

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, phát triển năng lực tự học của học sinh là nhiệm vụ cấp thiết đối với các cấp học, đặc biệt là ở các trường THPT. Bài viết của nhóm tác giả Nguyen Van Dai và cộng sự tập trung trình bày các kết quả nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua việc xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học các chủ đề Hóa học hữu cơ lớp 11 theo mô hình học tập kết hợp (blended learning).

Tìm tạp chí quốc tế (journal finder) phù hợp để gửi bản thảo bài báo

Việc lựa chọn tạp chí phù hợp để gửi bản thảo là một khâu quan trọng trong quy trình xuất bản bài báo khoa học. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương về vấn đề này trọng tâm vào việc sử dụng các công cụ tìm kiếm tạp chí hoặc chuyển bản thảo bài báo.

Thái độ của giáo viên đối với học sinh khuyết tật: Một nghiên cứu từ Tây Ban Nha

Bài viết “Assessment and interpretation of teachers’ attitudes towards students with disabilities” của nhóm tác giả Patricia Solís và cộng sự tập trung nghiên cứu thái độ của các giáo viên tại các trường công lập và ngoài công lập ở Tây Ban Nha đối với học sinh khuyết tật nhằm giải quyết những vấn đề liên quan tới việc giảng dạy cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này.

Năng lực số, tin giả và giáo dục

Vai trò của năng lực số trong việc tăng cường “sức đề kháng” của cộng đồng trước các tin tức sai lệch đã trở thành chủ đề của nhiều dự án nghiên cứu, các hội thảo, toạ đàm, trao đổi khoa học trong nhiều năm qua, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều tranh cãi xung quanh các cuộc bầu cử diễn ra tại Anh và Mỹ. Đây cũng chính là chủ đề của bài viết “Digital literacy, fake news and education” (Julian và cộng sự), đăng trên tạp chí Culture and Education, Q4 Scopus.

"Cẩm nang" giúp bạn viết một tổng quan tài liệu hay

Các tổng quan tài liệu (literature review) là nguồn tài nguyên quan trọng đối với các nhà khoa học. Một bản tổng quan tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu nắm được bối cảnh lịch sử của một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, cùng những quan điểm, dự đoán về tương lai của các nhà nghiên cứu đi trước.Việc viết tổng quan tài liệu có thể mang đến nguồn cảm hứng với nghiên cứu cho nhà khoa học, đồng thời rèn luyện kỹ năng viết của họ. Nhưng rất ít nhà khoa học được đào tạo bài bản về cách viết tổng quan - hay học về

Lớp học thông minh (smart classroom) và kĩ năng tư duy bậc cao của sinh viên

Lớp học thông minh (smart classroom) là mô hình đã thu hút được sự chú ý của các học giả và nhà giáo dục trên toàn cầu. Đã có báo cáo dự đoán rằng mô hình này sẽ được áp dụng trên quy mô rộng vào năm 2022.

So sánh năng lực học tập của học sinh trường công lập và ngoài công lập: Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Y ở Bồ Đào Nha

Bài viết “Do students from public schools fare better in medical school than their colleagues from private schools? If so, what can we learn from this?” của nhóm tác giả Cristina Costa-Santos và cộng sự (Bồ Đào Nha) tập trung phân tích kết quả học tập của sinh viên ngành Y (Đại học Porto) nhằm mục đích so sánh năng lực học tập của sinh viên xuất phát điểm từ trường trung học công lập và tư thục ở Bồ Đào Nha trong bối cảnh đã có chính sách kiểm soát vấn nạn “nâng” điểm trong nhà trường.

Khung đánh giá mức độ tự chủ của hệ thống giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp ở châu Âu

Ra đời vào năm 2009, khung đánh giá mức độ tự chủ đại học do Hiệp hội các trường đại học ở Châu Âu khởi xướng đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học tại đây.

Một nghiên cứu về vấn đề lựa chọn trường tư thục ở Hoa Kỳ

Nghiên cứu “A Review of the Empirical Research on Private School Choice” của nhóm tác giả Anna J. Egalite và Patrick J. Wolf được thực hiện với mục tiêu đánh giá các chương trình lựa chọn trường tư thục ở Hoa Kỳ dựa trên 13 nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này.

Thay đổi những quan niệm của giáo viên trong hoạt động thực hành chuyên môn thông qua mô hình nghiên cứu bài học của Nhật Bản

Nghiên cứu "Stroll into students’ learning: Acts to unload teachers’ values through the practices of lesson study for learning community in Vietnam" của nhóm tác giả Atsushi Tsukui và Eisuke Saito được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu những mối liên kết giữa các hành vi của giáo viên và những giá trị ẩn sâu bên trong tư tưởng của họ, thông qua các khảo sát thực địa của một giáo viên Việt Nam đối với một số trường hợp thực hiện cải cách giáo dựa trên mô hình nghiên cứu bài học của Nhật Bản.

Nghiên cứu về Giáo dục STEM Ở ASEAN: Một phân tích trắc lượng

Trong vài năm gần đây, các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (gọi tắt là STEM) đã trở thành mục tiêu giáo dục quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhóm tác giả Cao Thị Hà và cộng sự đã sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục (Biblimetric Review) để cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong các nghiên cứu từ ASEAN về Giáo dục STEM.

Giáo viên Việt Nam quan sát lớp học để hiểu học sinh hơn như thế nào?

Bài viết The classroom observations of Vietnamese teachers: mediating underlying values to understand student learning của nhóm tác giả Atsushi Tsukui và cộng sự được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu cách thức các giáo viên Việt Nam thực hiện và duy trì/thay đổi quan niệm của họ về phương pháp quan sát lớp thông qua việc phân tích kinh nghiệm quan sát lớp học của họ, tập trung vào cả những người có quan điểm “bảo thủ” và những người theo quan điểm mới.

Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược chưa đem lại hiệu quả rõ ràng trong dạy học môn Toán?

Bài viết Systematic Literature Review of Flipped Classroom in Mathematics của nhóm tác giả Chak-Him Fung, Michael Besser và Kin-Keung Poon (Đại học Sư phạm Hồng Kông và Đại học Leuphana Lüneburg, Đức) tập trung nghiên cứu hệ thống các bài báo hiện nay về lớp học đảo ngược trong môn Toán với mục đích đánh giá những tác động của lớp học đảo ngược (và các hoạt động được áp dụng trong mô hình lớp học này) đối với việc dạy và học môn Toán.

Kỹ năng viết bài báo khoa học: Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Kết luận (Conclusion)

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương về viết phần Kết luận (Conclusion) của một bài báo khoa học. Trong phần này, tác giả cần tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính và khẳng định lại tầm quan trọng của nghiên cứu.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19