Phân tích các tham vấn về đạo đức xuất bản của Uỷ ban Đạo đức Xuất bản, Hiệp hội Biên tập viên Tạp chí Y khoa Hàn Quốc

Nghiên cứu của nhóm tác giả You Sun Kim, Dong Soo Han phân tích các yêu cầu tham vấn về đạo đức nghiên cứu và xuất bản được gửi lên Uỷ ban Đạo đức Xuất bản, Hiệp hội Biên tập viên Tạp chí Y khoa Hàn Quốc. Từ việc khảo sát 80 yêu cầu tham vấn được gửi lên Uỷ ban trong khoảng thời gian 3 năm (tháng 4/2017 - 3/2020), nhóm nghiên cứu thảo luận các trường hợp cụ thể trong thực tiễn nghiên cứu, và các quy trình được Uỷ ban áp dụng để giải quyết từng trường hợp.

Đạo đức nghiên cứu là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Để giải quyết các câu hỏi và những cuộc tranh luận giữa các tác giả nghiên cứu và/hoặc các biên tập viên liên quan đến chủ đề này, Ủy ban Đạo đức Xuất bản đã được thành lập bởi Hiệp hội Biên tập viên Tạp chí Y khoa Hàn Quốc (KAMJE) vào năm 2006, có nhiệm vụ tiếp nhận các câu hỏi từ các hiệp hội thành viên và các biên tập viên. Dựa trên mức độ cấp bách của các câu hỏi, Ủy ban sẽ phản hồi thông qua các cuộc thảo luận chính thức hoặc không chính thức.

Nhóm nghiên cứu trình bày một số trường hợp có nguồn gốc từ các tình huống thực tế và các thao tác được áp dụng để xử lý. Đây là những trường hợp điển hình, được chọn để giúp các biên tập viên, tác giả và tạp chí có cơ sở tham khảo khi gặp phải các vấn đề đạo đức trong quá trình xuất bản. Nghiên cứu này xem xét các yêu càu tham vấn phổ biến và quan trọng nhất, chẳng hạn như các vấn đề về chủ để nghiên cứu trùng lặp, xuất bản thứ cấp, tranh chấp quyền tác giả và sự đồng thuận được thông báo trước.

Đây là một nghiên cứu mô tả được thực hiện dựa trên kết quả các tham vấn trong khoảng thời gian 3 năm. Nhóm nghiên cứu phân tích các yêu cầu tham vấn mà Uỷ ban nhận được trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2020. Hầu hết các câu hỏi đến từ các hiệp hội thành viên của KAMJE, và một số câu hỏi nhỏ đến từ một sso cá nhân độc lập. 80 yêu cầu tham vấn này đề nghị Uỷ ban đánh giá và tham vấn về các khía cạnh khác nhau của đạo đức xuất bản; và nhóm nghiên cứu đã phân loại các tham vấn này theo từng chủ đề và tóm tắt nội dung của các cuộc thảo luận đã được tiến hành. Các cuộc thảo luận chính thức được tiến hành với sự tham gia của ban hội thẩm, gồm các chuyên gia đạo đức nghiên cứu có kinh nghiệm là thành viên của Ủy ban. Hai thành viên của Ủy ban được chỉ định để xem xét chi tiết mỗi trường hợp và đưa ra ý kiến của mình. Sau đó, tất cả các thành viên của Ủy ban sẽ cùng thảo luận và đưa ra quan điểm của họ. Cuối cùng, Uỷ ban sẽ thống nhất đưa ra một lập trường và một khi không còn ý kiến bất đồng, nội dung kết luận chính thức được gửi đến các hội thành viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề trùng lặp chủ đề nghiên cứu là vấn đề cần tham vấn phổ biến nhất (chiếm tỉ lệ 15%). Tất cả các trường hợp bị nghi ngờ xuất bản trùng lặp đều được xem xét thông qua các cuộc thảo luận chính thức. Sau khi thảo luận nội bộ, Ủy ban sẽ đưa ra kết luận rằng liệu đó có phải là một trường hợp xuất bản trùng lặp bằng cách đánh giá dựa trên một bộ tiêu chí đã có từ trước. Điều thú vị là, trùng lặp chủ đề nghiên cứu là lý do phổ biến nhất của các tác giả xin rút nghiên cứu của mình khỏi KoreaMed trong thời gian từ năm 1990 đến tháng 1/2016 (chiếm 57%). Bên cạnh đó, nhiều biên tập viên cũng thắc mắc về các nghiên cứu thứ cấp, cho biết rắng cho biết thỉnh thoảng nhận được yêu cầu từ các hiệp hội hoặc viện nhất định để xuất bản một bài bình luận hoặc một bài tổng quan nhỏ về các vấn đề sức khỏe cộng đồng trên các tạp chí khác nhau. Về vấn đề quyền tác giả, đã có những lo ngại về quyền tác giả không phù hợp ở Hàn Quốc vì số lượng tác giả đứn tên trong các bài báo khoa học gốc từ một tổ chức đào tạo/nghiên cứu duy nhất ở Hàn Quốc lớn hơn so với các quốc gia khác. Khuyến nghị rằng các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nên nhận thức và tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu về đạo đức xuất bản liên quan đến quyền tác giả. Cuối cùng, sự đồng thuận được thông báo trước đề cập đến việc đảm bảo sự cho phép của các bên liên quan trong việc tiết lộ thông tin cá nhân trong nghiên cứu. Điều này ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng hơn trong quá trình xuất bản, và các tạp chí được khuyến khích thực hiện để bảo vệ thông tin cá nhân của các khách thể nghiên cứu (chẳng hạn như các bệnh nhân) được trình bày trong các bài báo mà họ xuất bản. Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) do Liên minh Châu Âu đã được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cá nhân và các nghiên cứu cũng cần có trách nhiệm tuân thủ.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Kim, Y. S., & Han, D. S. (2020). Analysis of consultations by the Committee for Publication Ethics of the Korean Association of Medical Journal Editors. Science Editing, 7(2), 184–188. https://doi.org/10.6087/kcse.215

Ghi chú: Các quan điểm của tác giả không phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19