GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: “Nghị quyết 29 có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục”
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: “Nghị quyết 29 có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chỉ ra 4 thành tựu tiêu biểu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Giải bài toán thiếu giáo viên

Dù năm học 2023-2024 đã bắt đầu nhưng nhiều địa phương vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa.

Nhìn lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được gần hết chặng đường và nhận được nhiều phản hồi từ dư luận. Trong đó, có giáo viên chỉ ra 3 điểm mới tích cực và có giáo viên nhận xét đây là sự lột xác, thay đổi tư duy.

Ngăn chặn, xử lí nghiêm hành vi xuyên tạc sách giáo khoa

Trong thời gian qua, hàng loạt thông tin xuyên tạc về ngữ liệu sách giáo khoa đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có chế tài xử lí thích đáng cho các hành vi này đồng thời nâng cao chất lượng sách giáo khoa để tạo sự tin tưởng trong người dân.

Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm: Làm sao để hiệu quả?

Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các quy định về dạy thêm, học thêm, các địa phương cũng đưa ra nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh những biến tướng của hoạt động này, nhưng thực tế công tác quản lí vẫn còn lúng túng, bất cập.

Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025: Bao nhiêu môn là hợp lí?

Các phương án đề xuất thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và đào tạo đang nhận được sự quan tâm của thí sinh, giáo viên và chuyên gia. Hầu hết các em đều bày tỏ mong muốn giảm áp lực thi cử. Mong muốn này nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia.

Trao quyền chọn SGK cho nhà trường: Đúng yêu cầu thực tiễn, hạn chế lợi ích nhóm

Các nhà trường được lập hội đồng quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa thay vì ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố như hiện nay. Đây là điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Thông tư Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên vừa Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Dự thảo đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và đồng tình của các chuyên gia giáo dục cũng như các giáo viên, nhà trường.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trao đổi về biên soạn sách giáo khoa

Tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi một số nội dung liên quan sách giáo khoa.

Tiến tới không dùng tiền mặt trong các nhà trường

Dù ngành giáo dục đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan nhưng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận nhiều năm qua, nhất là trong các thời điểm đầu năm học. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tiến tới mọi khoản thu của các trường sẽ không dùng tiền mặt, nhằm khắc phục tình trạng này. “Bộ sẽ đề nghị Chính phủ có văn bản pháp lí bắt buộc việc này”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Giải bài toán bạo lực học đường: Cần đẩy mạnh tư vấn tâm lí trường học

Nhiều ý kiến cho rằng công tác tham vấn tâm lí trường học đã chưa được coi trọng đúng mức cần thiết ở Việt Nam trong khi đây là điều đã được quốc tế triển khai từ lâu.

Ngành giáo dục gấp rút giải bài toán nhân lực ngành bán dẫn

Trước sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực ngành bán dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo, các cơ sở giáo dục đại học cũng lập tức “bắt tay” nhau để hình thành hệ thống đào tạo liên minh ở lĩnh vực này.

Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: Nỗ lực đổi mới, công bằng, trách nhiệm

Sau nhiều năm thay đổi với mục đích “2 trong 1”, lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông dù có nhiều điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện nhưng cơ bản đã có nhiều đổi mới, tiến bộ.

10 năm thực hiện Nghị quyết 29: Cuộc “cách mạng” của ngành giáo dục

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tuy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu đội ngũ giáo viên, còn “sạn” trong sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, công tác triển khai có giai đoạn còn nhiều lúng túng… nhưng toàn ngành đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất chương trình mới.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Nhiều ý kiến ủng hộ thi 4 môn

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội để đưa ra phương án tốt nhất, nhằm giảm tải áp lực cho thí sinh cũng như phù hợp với lộ trình đổi mới.

Giáo dục đại học: 10 năm nhìn lại chặng đường bứt phá

Thực hiện Nghị quyết số 29 NQ-TW trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ đối với giáo dục đại học cả về chất lượng và hiệu quả trong ở tất cả các trình độ.

Giáo dục Việt Nam từng bước ghi dấu trên trường quốc tế

Những năm vừa qua, giáo dục Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ, có tên trên nhiều bảng xếp trong khu vực và thế giới. Ngoài việc phục vụ nhu cầu học tập trong nước, giáo dục Việt Nam đang dần khởi sắc, xây dựng thương hiệu riêng mang tính quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cần đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ đại học

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Giáo dục năm 2023 về 'Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.

Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên Tây Nam bộ

Ngày 4/11, tại Trường Đại học Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Công ty Vinfast tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” khu vực Tây Nam bộ năm 2023.

Tham vấn ý kiến chuyên gia về báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục phổ thông

Ngày 3/11, Tiểu ban Giáo dục phổ thông, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức phiên họp tham vấn chuyên gia “Báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW”. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Phó trưởng Tiểu ban Giáo dục phổ thông chủ trì phiên họp.

 

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19