Dù ngành giáo dục đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan nhưng lạm thu vẫn là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận nhiều năm qua, nhất là trong các thời điểm đầu năm học. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tiến tới mọi khoản thu của các trường sẽ không dùng tiền mặt, nhằm khắc phục tình trạng này. “Bộ sẽ đề nghị Chính phủ có văn bản pháp lí bắt buộc việc này”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.
Nhiều ý kiến cho rằng công tác tham vấn tâm lí trường học đã chưa được coi trọng đúng mức cần thiết ở Việt Nam trong khi đây là điều đã được quốc tế triển khai từ lâu.
Trước sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực ngành bán dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhanh chóng vào cuộc chỉ đạo, các cơ sở giáo dục đại học cũng lập tức “bắt tay” nhau để hình thành hệ thống đào tạo liên minh ở lĩnh vực này.
Sau nhiều năm thay đổi với mục đích “2 trong 1”, lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông dù có nhiều điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện nhưng cơ bản đã có nhiều đổi mới, tiến bộ.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tuy trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu đội ngũ giáo viên, còn “sạn” trong sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, công tác triển khai có giai đoạn còn nhiều lúng túng… nhưng toàn ngành đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất chương trình mới.
Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội để đưa ra phương án tốt nhất, nhằm giảm tải áp lực cho thí sinh cũng như phù hợp với lộ trình đổi mới.
Thực hiện Nghị quyết số 29 NQ-TW trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ đối với giáo dục đại học cả về chất lượng và hiệu quả trong ở tất cả các trình độ.
Những năm vừa qua, giáo dục Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ, có tên trên nhiều bảng xếp trong khu vực và thế giới. Ngoài việc phục vụ nhu cầu học tập trong nước, giáo dục Việt Nam đang dần khởi sắc, xây dựng thương hiệu riêng mang tính quốc tế.
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Giáo dục năm 2023 về 'Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.
Ngày 4/11, tại Trường Đại học Đồng Tháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Công ty Vinfast tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” khu vực Tây Nam bộ năm 2023.
Ngày 3/11, Tiểu ban Giáo dục phổ thông, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức phiên họp tham vấn chuyên gia “Báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW”. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Phó trưởng Tiểu ban Giáo dục phổ thông chủ trì phiên họp.
Ngày 3/11, tại Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài vòng sơ khảo khu vực miền Trung, với sự tham gia của sinh viên 15 trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Quyết định số 1373/QĐ-TTg đánh dấu việc hoàn thành kế hoạch xây dựng mô hình học tập trên địa bàn hành chính cấp xã theo chiến lược xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng xã hội học tập trên địa bàn hành chính cấp huyện và cấp tỉnh. Đây là giai đoạn hội nhập vào Chương trình phát triển xã hội học tập của các quốc gia và mạng lưới thành phố học tập toàn cầu do UNESCO điều hành.
Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một khái niệm mang tầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong xu thế hội nhập, các cơ sở đào tạo, nhà giáo dục, người học và các bên liên quan cần nhận thức rõ về tính bền vững trong giáo dục đại học nhằm tiếp cận mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 về phân công thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, ngày 29/10, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cùng đại diện các Bộ, ngành đã có cuộc làm việc trực tuyến với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Ngày 28/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Khai mạc Cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam năm 2023. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu khai mạc cuộc thi.
Ngày 27/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu trên toàn quốc.
Ngày 21/10, tại Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Công ty Vinfast tổ chức “Hội thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe mô tô an toàn” khu vực Bắc Trung bộ năm 2023.
Ngày 19/10, tại Đại học Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì Hội thảo.