Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền triển khai có hiệu quả nội dung thành phần giáo dục và đào tạo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tại Văn bản số 5115/BGDĐT-CSVC.
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi và hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ tại Văn bản số 5115/BGDĐT-CSVC.
Làm đầu mối giám sát, đánh giá chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại mục 3 Văn bản số 5115/BGDĐT-CSVC. Kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc, trường hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét.
UBND các huyện, thành phố đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đọan 2021-2025.
Triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ, Văn bản số 5115/BGDĐT-CSVC và Kế hoạch số 1324/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị liên quan đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng, cộng đồng học tập cấp xã đánh giá theo Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn bản số 2553/BGDĐT-GDTX ngày 18/4/2013 về việc hướng dẫn đánh giá trung tâm học tập cộng đồng.
Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục bảo đảm hiệu quả; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài. Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường, lớp học ở các khu tái định cư, khu đông dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở giáo dục có tổ chức nội trú, bán trú cho học sinh. Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục, trên cơ sở đó, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các hạng mục công trình, bảo đảm cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định; ưu tiên thực hiện học 2 buổi/ngày đối với cấp mầm non, tiểu học. Lập kế hoạch chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng yêu cầu. Kiểm tra, công nhận đối với các trường có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Đối với công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, các địa phương căn cứ quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ để huy động lồng ghép các nguồn vốn và chi tiết hóa định mức các khoản chi tại địa phương.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục xây dựng nông thôn mới “toàn diện, nâng cao và bền vững”, trong giai đoạn 2021-2025, vấn đề xây dựng NTM sẽ hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa. Cùng với đó, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung được phân công, để hướng dẫn các địa phương thực hiện; chủ động, tích cực tham gia vào thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo phân công; thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh
Tạp chí Giáo dục