Sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học phải đối diện với cách thức tổ chức xã hội và nền giáo dục hoàn toàn mới, cũng như cách hành xử và những kỳ vọng xa lạ - đồng thời phải tự điều chỉnh bản thân sao cho giống với khuôn mẫu chung của người bản địa.
Trong bài viết này, Trần Thị Cẩm Ly và cộng sự thực hiện khảo sát thông qua sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu giáo viên tham gia thực hiện giảng dạy theo mô hình giáo dục STEM tại trường trung học phổ thông để thu thập thông tin về việc đánh giá của giáo viên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong việc áp dụng mô hình giáo dục STEM tại trường nhằm mang lại cái nhìn tổng thể về vấn đề này.
Thực tế ảo đã tác động đến giáo dục - nơi ngày càng nhiều cơ sở giáo dục xem xét việc đưa nó vào. Lấy lý thuyết kiến tạo xã hội về học tập - học tập hợp tác và hòa nhập làm khuôn khổ, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của nó đến thành tích học tập trong một lớp học đa dạng, đặc biệt là môn Hóa học.
Trong những năm gần đây, trầm cảm và lo âu là những lý do hàng đầu khiến sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư vấn tâm lý. Do đó, bài viết của Rosenberg chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng trên.
Giảng viên có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Để giảng viên đại học thực hiện tốt vai trò của mình và giúp họ yên tâm đóng góp cho cơ sở giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên cần cảm thấy hài lòng với công việc của mình. Bài báo của Phạm Thế Kiên tìm hiểu thực trạng hài lòng trong công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế hiện nay.
Bài viết này trình bày một nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp trạm học tập để nâng cao năng lực học sinh ở các trường tiểu học ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy mô hình có thể áp dụng được ở tất cả các môn học ở cấp tiểu học; tuy nhiên, giáo viên cần được đào tạo bài bản để sử dụng nó một cách hiệu quả.
Bài viết này nghiên cứu về việc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến phản ứng của giáo viên dạy tiếng Anh ở Việt Nam đối với quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó tìm hiểu nhận thức của giáo viên cũng như cách họ phản ứng với các yếu tố khách quan này như thế nào.
Dù đóng vai trò là công nghệ hỗ trợ học tập hiệu quả nhưng trí tuệ nhân tạo vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về liêm chính trong học thuật. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà và cộng sự chỉ ra các nhân tố tác động đến liêm chính học thuật đối với sinh viên đại học trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tính liêm chính trong môi trường đại học và giảm thiểu các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích cung cấp một phân tích toàn diện về những thách thức và cơ hội liên quan đến việc áp dụng học tập trực tuyến không đồng bộ trong hệ thống giáo dục của các nước đang phát triển. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển, các chiến lược toàn diện giải quyết khoảng cách số và triển khai hiệu quả công nghệ trong giáo dục.
Các trường đại học ở Nam Phi đang phải đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể, “đe dọa” đến sự bền vững của họ. Theo đó, Ngcobo và cộng sự (2024) đã tiến hành một cuộc điều tra ý kiến của các giảng viên và nhân viên về các nguồn thu tại một trường đại học công nghệ; đồng thời chỉ ra các rào cản và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững tài chính.
Công nghệ nhập vai thực tế ảo đang trở nên phổ biến và thành công hơn trong các lớp học. Nhờ môi trường sống động, học sinh được gắn kết và có động lực học tập trong VR. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế về chi phí, nguồn lực giáo viên và kết quả học tập của học sinh khi tích hợp VR vào chương trình giảng dạy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hỗ trợ đề xuất các giải pháp phù hợp cho những hạn chế này.
Trong những năm gần đây, năng suất nghiên cứu đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về chất lượng của các trường đại học. Tuy nhiên, bất chấp sự chú trọng này, ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, số lượng công trình khoa học cũng như danh tiếng của các cơ sở đại học vẫn còn tương đối hạn chế. Nghiên cứu của Kadikilo và cộng sự (2024) nhằm mục đích khám phá các rào cản đối với năng suất nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Tanzania.
Metaverse - một không gian chia sẻ ảo tích hợp công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường - thường được ca ngợi là “Internet của tương lai” vì tiềm năng vượt trội của công nghệ này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu bằng chứng thực nghiệm để đánh giá giá trị giáo dục của công nghệ này. Do đó, nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tác động của Metaverse đối với việc dạy và học thông qua những lợi thế và thách thức của nó.
Số hóa đã có tác động to lớn đến giáo dục đại học, bao gồm cả lĩnh vực quốc tế hóa. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển như vậy, với các hình thức di chuyển ảo đã chuyển từ thị trường ngách sang phổ thông. Việc chuyển sang giảng dạy từ xa và những hạn chế lớn về khả năng di chuyển của sinh viên đã thúc đẩy hoạt động học tập ảo ở nước ngoài.
Nghiên cứu này nhằm tìm ra những phương thức dạy học giúp trang bị kĩ năng kĩ thuật số ở trẻ mẫu giáo trong giáo dục mầm non. Từ đó khám phá năng lực kĩ thuật số đầy đủ là gì trong giáo dục mầm non và cách giáo viên mầm non mô tả năng lực kĩ thuật số đầy đủ của trẻ nhỏ.
Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng dữ liệu từ các nền tảng học tập kĩ thuật số để thiết kế bài giảng của giáo viên. Nghiên cứu đã tìm ra được việc giáo viên sử dụng nền tảng học tập kĩ thuật số nào để sử dụng dữ liệu, dữ liệu nào họ trích xuất từ các nền tảng này cũng như lí do và cách thức họ sử dụng những dữ liệu này cho các hoạt động.
Mục đích của bài viết này là cải thiện quy trình quản lí rủi ro trong hệ thống quản lí chất lượng giáo dục đại học, từ đó đảm bảo hệ thống kiểm định chất lượng giúp các cơ sở giáo dục đại học thống nhất tầm nhìn thông qua sứ mệnh, mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển, làm cơ sở quản lí hiệu quả hệ thống đào tạo sinh viên.
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các sản phẩm mà học sinh tạo ra như một cách để kiểm tra cách họ tích hợp khoa học vào các câu chuyện khoa học viễn tưởng đa phương thức của mình. Những câu chuyện này được tạo ra trong một chương trình được thiết kế để thu hút các em học sinh tham gia học tập tích hợp STEM và kiến thức về kĩ thuật số.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy các công nghệ kỹ thuật số và các kịch bản học tập ảo đã cung cấp lượng thông tin nhiều hơn khiến cho độ phức tạp của việc tiếp thu kiến thức tăng lên. Bài viết này nhìn từ góc độ khoa học giáo dục để trình bày cách tiếp cận, cách sử dụng hệ thống học tập dựa trên công nghệ AI dành cho sinh viên nhằm hỗ trợ học tập theo yêu cầu và tự học.
Bài viết này cung cấp một phân tích so sánh các động lực cơ bản đối với việc quốc tế hóa giáo dục đại học ở các nước phát triển và đang phát triển cầu bằng cách sử dụng phân tích các tài liệu chính sách ở 27 quốc gia. Kết quả cho thấy, lý do kinh tế xã hội, lý do chính trị là hai động lực chính thúc đẩy quốc tế hóa ở các quốc gia này.