So sánh giáo dục tiếng Anh giữa Việt Nam và Nhật Bản: Một nghiên cứu tổng quan tài liệu
So sánh giáo dục tiếng Anh giữa Việt Nam và Nhật Bản: Một nghiên cứu tổng quan tài liệu

Bài báo so sánh giáo dục tiếng Anh tại các trường trung học Việt Nam và Nhật Bản, tập trung vào kĩ năng nói. Thông qua phân tích các nghiên cứu trước, bài báo làm rõ thách thức và phương pháp cải thiện khả năng nói tiếng Anh của học sinh ở cả hai quốc gia.

Kỳ thi THPT Quốc gia ở Úc: Tiếng Anh bắt buộc, định hướng nghề nghiệp linh hoạt

Hệ thống giáo dục THPT của Úc gần đây đã có sự thay đổi quan trọng khi Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trên toàn quốc. Ngược lại, các môn học như Toán và Ngữ văn từng là yêu cầu chung, nay được chuyển sang dạng môn tự chọn. Điều này mang lại sự linh hoạt cho học sinh trong việc lựa chọn môn học, giúp họ định hướng rõ ràng hơn cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Tương lai của công nghệ Blockchain trong giáo dục?

Blockchain - công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin toàn cầu, đang mở ra những triển vọng mới mẻ cho ngành giáo dục. Blockchain có tiềm năng cách mạng hóa ngành giáo dục bằng cách cung cấp một nền tảng an toàn, minh bạch. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cơ hội, tiện ích và cả những thách thức khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục.

Ứng dụng cử chỉ để phát triển ngữ điệu trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Nghiên cứu cho thấy nhóm học sinh được dạy qua cử chỉ cải thiện ngữ điệu và tham gia tích cực hơn so với phương pháp truyền thống. Cử chỉ được xác nhận là công cụ hiệu quả trong việc nâng cao ngữ điệu và tạo môi trường học tập sinh động.

Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vai trò của chứng chỉ IELTS

Nghiên cứu này làm rõ cách học sinh nhìn nhận IELTS, từ đó nêu bật những thách thức và cơ hội mà chứng chỉ này mang lại trong quá trình học tập và định hướng nghề nghiệp của các em.

“Logic mờ” (Fuzzy Logic) - Tiềm năng cho hoạt động đánh giá trong giáo dục đại học

Hoạt động kiểm tra và đánh giá sinh viên có vai trò rất quan trọng trong giáo dục đại học. Các phương pháp đánh giá truyền thống thường gặp hạn chế trong việc phản ánh chính xác năng lực của sinh viên. Trong bối cảnh này, “Logic mờ” (Fuzzy Logic) được đánh giá như một công cụ hữu ích, giúp cải thiện độ chính xác và khách quan trong quá trình đánh giá.

Mối quan hệ giữa Trí tuệ nhân tạo (AI) và Đào tạo từ xa (Distance learning)

Trí tuệ nhân tạo là một trong những công cụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo từ xa. Bài viết làm sáng tỏ chủ đề trí tuệ nhân tạo và đào tạo từ xa, bằng cách nêu mối quan hệ tương tác giữa chúng và vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ đào tạo từ xa, cùng với những thách thức mà trong quá trình ứng dụng công nghệ này.

Nhận thức của sinh viên về việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục: một nghiên cứu trường hợp

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục đang ngày càng trở thành xu hướng, đặc biệt là trong việc hỗ trợ giảng dạy và học tập hiệu quả. Bài viết khám phá tác động của công cụ Class Point đối với sự hài lòng và học tập chủ động của sinh viên ở các lớp học hiện đại ngày nay.

Những thách thức trong việc triển khai lớp học đảo ngược ở đại học

Lớp học đảo ngược đã dần trở thành một phương tiện tiềm năng để tăng cường sự tham gia của sinh viên, cải thiện kết quả học tập và thích ứng với bối cảnh giáo dục đang thay đổi. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích tiềm năng của học tập đảo ngược là một số thách thức trong việc triển khai mô hình lớp học này.

Dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Kinh nghiệm quốc tế cho giáo dục Việt Nam

Việc dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai trong các trường học đã trở thành một vấn đề được quan tâm rộng rãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Các chính sách và phương pháp tiếp cận việc dạy tiếng Anh ở mỗi nước đều mang tính đặc thù, phản ánh sự phức tạp của hệ thống giáo dục và nhu cầu của từng quốc gia.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Kinh nghiệm quốc tế, thách thức và giải pháp cho giáo dục Việt Nam

Quản lý dạy thêm và học thêm không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề chung tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ một số nước phát triển ở Châu Á đến Pháp và Phần Lan, mỗi quốc gia đều áp dụng các biện pháp quản lý (chứ không cấm hoàn toàn) nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh và cải thiện chất lượng giáo dục công lập. Đối với Việt Nam, việc học hỏi từ các mô hình quốc tế có thể mang lại giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý dạy thêm, góp phần xây dựng nền giáo dục bền vững.

Tác động của các phương thức học tập từ xa đến thành tích học tập của sinh viên

Sự phát triển công nghệ và nhu cầu học tập linh hoạt đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến mở rộng với các nền tảng học tập số, lớp học ảo và tài nguyên trực tuyến phong phú. Các trường đại học áp dụng nhiều mô hình học tập từ xa để duy trì giảng dạy hiệu quả. Tuy nhiên, cần xác định phương pháp nào tối ưu nhất giữa học tập đồng bộ, không đồng bộ và kết hợp.

Nhận thức của sinh viên về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ trong giáo dục đại học tại Việt Nam

Trong bối cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên thông qua các chính sách và dự án giáo dục, việc đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của sinh viên về những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Ảnh hưởng của sự lo lắng của sinh viên trong các lớp giảng dạy bằng ngoại ngữ đến kết quả học tập tại Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh đã trở thành xu hướng phổ biến tại nhiều trường đại học trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên đặt ra nhiều thách thức trong quá trình triển khai mô hình này.

Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn công nghệ giáo dục trực tuyến của sinh viên đại học tại Việt Nam

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển đổi sang hình thức học tập trực tuyến, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ giáo dục trực tuyến của sinh viên Việt Nam.

Ứng dụng mô hình giảng dạy kết hợp: Một nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy trở thành yếu tố then chốt, đặc biệt khi đối mặt với các thách thức như chi phí cao và sự hạn chế trong khả năng tiếp cận tri thức. Bài viết đề xuất mô hình OMO như giải pháp hiệu quả để vượt qua những rào cản này.

Xu hướng gia tăng các hội thảo “săn mồi” và một số khuyến nghị

Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn đầu sự nghiệp đang trở thành mục tiêu của các hội thảo “săn mồi”. Theo đó, các nhà khoa học cần phải nâng cao nhận thức và xem xét áp dụng các biện pháp pháp lý để giải quyết, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của về các hành vi “săn mồi”, trục lợi này.

Đề xuất cơ cấu mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam

Bài báo của Phạm Hồng Quang và Nguyễn Danh Nam trình bày một số hạn chế trong công tác quản lí hệ thống các trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích ý kiến các chuyên gia giáo dục, nhóm nghiên cứu đề xuất cơ cấu mạng lưới các trường sư phạm ở Việt Nam, phân bố mạng lưới theo vùng, địa phương và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm.

Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân vào danh mục Web of Science

Sau quá trình thẩm định, đánh giá và xét duyệt nghiêm ngặt, ngày 27/8/2024 Tạp chí Kinh tế và Phát triển bản tiếng Anh (Journal of Economics and Development – JED) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) đã chính thức ghi tên vào danh mục tạp chí mới nổi (ESCI) của Web of Science. JED là tạp chí khoa học thứ 12 của Việt Nam được gia nhập cơ sở dữ liệu khoa học uy tín hàng đầu thế giới này.

 

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19