Ngày 16/8/2024, tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục (VJE) đã có buổi làm việc với Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES). Với những thành quả đạt được trong quá trình gia nhập vào các chỉ mục quốc tế uy tín, đặc biệt là sự kiện JABES chính thức được công nhận nằm trong Danh mục SCOPUS ở phân vị Q1, buổi làm việc nhằm trao đổi kinh nghiệm của JABES về chiến lược, lộ trình, cách thức, kỹ thuật xây dựng tạp chí đáp ứng các tiêu chí của SCOPUS.
Tự chủ đại học, quyền tự chủ đại học đang là một vấn đề rất được quan tâm ở Việt Nam từ góc độ chính sách cũng như giới học thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Đào Thị Kim Cúc đề xuất một bảng gồm các tiêu chí đánh giá về mức độ quyền tự chủ đại học của một cơ sở giáo dục đại học dựa theo bốn khía cạnh là học thuật, tài chính, tổ chức, nhân sự.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục đã trở thành một xu hướng không thể thiếu. Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ mô phỏng trong dạy học của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Bài viết này hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm về việc giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (EFL) để xác định hiệu quả của phương pháp lớp học đảo ngược trong việc dạy EFL và làm rõ các điểm mạnh cũng như điểm yếu của phương pháp sư phạm này trong giảng dạy EFL.
Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa nhận thức về căng thẳng, khả năng phục hồi nghề nghiệp, lo âu và trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần của các giáo viên mầm non ở Trung Quốc. Đặc biệt, bài viết kiểm tra vai trò trung gian của lo âu trong mối quan hệ giữa căng thẳng được nhận thức và mức độ hiểu biết, đồng thời đánh giá vai trò điều tiết của khả năng phục hồi nghề nghiệp trong mối quan hệ này.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu lí thuyết về cơ sở hình thành, thành phần và cấu trúc của một hệ sinh thái giáo dục số và đề xuất khái niệm “Hệ sinh thái giáo dục số”, từ đó đề xuất 5 đặc điểm của hệ sinh thái giáo dục số bao gồm: tính tuần hoàn, tính tương tác, sự cộng sinh, tính bền vững và tính hệ thống. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp nhằm tạo ra một hệ sinh thái số hỗ trợ hoạt động dạy - học trong thời kì chuyển đổi số, kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến.
Sinh viên Việt Nam thường gặp khó khăn với việc học ngoại ngữ do phương pháp học truyền thống tập trung quá nhiều vào ngữ pháp và từ vựng. Bài viết đề xuất dự án đọc mở rộng trong giảng dạy nhằm giúp sinh viên phát triển thói quen đọc tiếng Anh một cách tự nhiên
Việc ghi nhớ từ vựng luôn là một thách thức lớn trong giảng dạy ngoại ngữ. Phương pháp dạy học sử dụng kỹ thuật thẻ flashcard đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả, giúp người học củng cố và duy trì từ vựng lâu dài. Bài viết tìm hiểu tác động của công cụ dạy học này với quá trình học tập của học sinh.
Bài báo này trình bày cách hiệu trưởng trường mầm non quản lý hoạt động giảng dạy, đặc biệt trong bối cảnh của Đạo luật Giáo dục Thụy Điển sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Theo quy định mới, giáo viên mầm non hiện chịu trách nhiệm giảng dạy, nhưng khái niệm giảng dạy vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non.
Nghiên cứu trọng tâm phân tích kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lí giáo dục tại một số quốc gia đã đạt được những thành công như Trung Quốc, Indonesia và Mexico. Từ đó, Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thúy Nhật (2023) đề xuất một số khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phân cấp quản lí giáo dục ở Việt Nam.
Bài viết này phân tích việc triển khai giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra tại bốn trường đại học ở Việt Nam và Lào. Kết quả cho thấy, việc áp dụng mô hình này giúp nâng cao trải nghiệm học tập cũng như khuyến khích sinh viên phát triển tư duy phản biện và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy, gia tăng khối lượng công việc của giảng viên và sự thích nghi của người học.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang ngày càng phổ biến và tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Mặc dù nhiều cuộc thảo luận tập trung vào giáo dục đại học, nhưng ảnh hưởng của GenAI tại các trường học vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu định tính này nhằm khám phá tác động của các công cụ GenAI như ChatGPT và Midjourney đến giáo dục trường học từ góc nhìn của giáo viên và lãnh đạo nhà trường.
Nghiên cứu của Bùi Minh Đức và cộng sự (2023) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc xác lập các luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên.
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức về xây dựng nguồn nhân lực. Bài viết của Phạm Thị Thúy Hồng (2020) đánh giá tác động chính sách không thu học phí của sinh viên sư phạm nhằm phân tích các tác động tích cực và tiêu cực lên từng nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách, từ đó đối chiếu với mục tiêu chính sách để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Bài viết của Bùi Thanh Xuân (2024) trình bày khái quát về nội dung cơ bản của đạo luật Giáo dục suốt đời những tác động của Luật đến thực tiễn giáo dục tại Hàn Quốc, từ đó rút ra một số khuyến nghị cho quá trình hoàn thiện khung pháp lí đối với lĩnh vực học tập suốt đời của Việt Nam.
Nghiên cứu này khảo sát cách giáo viên tại Trường Nazarbayev Intellectual Schools ở Kazakhstan nhận thức, diễn giải và đánh giá về việc triển khai kế hoạch khóa học mới cho môn Tiếng Anh, như một phần của cải cách chương trình giảng dạy. Mục tiêu chính là hiểu rõ quá trình giới thiệu kế hoạch khóa học, điều tra sự đánh giá của giáo viên về cấu trúc, kiến thức và tài liệu của kế hoạch, cuối cùng đánh giá mức độ thay đổi trong thực hành lớp học.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang mở ra những cơ hội và thách thức mới trong giáo dục. Các công cụ GenAI, chẳng hạn như các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), có khả năng tạo ra nội dung từ văn bản đến hình ảnh và video, mang lại những tiến bộ công nghệ đáng kể nhưng cũng đi kèm với những vấn đề cần giải quyết. Bài viết này tập hợp các quan điểm từ chín chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ học tập để xem xét các cơ hội, thách thức và ý nghĩa của GenAI trong giáo dục.
Thị trường lao động ngày nay đòi hỏi các cá nhân phải sở hữu kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bài viết cung cấp những thông tin quan trọng cho các chương trình đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của sinh viên.
Về việc Mời Tham dự hội thảo khoa học Chủ đề “Đổi mới sáng tạo trên hệ sinh thái giáo dục số lần thứ 3” (The 3rd Conference on Innovation in the Digital Education Ecosystem - CIDEE 2024) tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ theo hướng giảng dạy song ngữ. Bài viết khám phá quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy phản chiếu của các giáo viên ngoại ngữ và tác động đến chất lượng học tập của học sinh.