Động lực và thành tích học tập môn Toán của học sinh: Một nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

Động lực là chìa khóa để thu hút học sinh học toán và cải thiện thành tích học tập toán học của họ. Mặc dù các nghiên cứu trước đó đã khám phá mối tương quan giữa động lực và thành tích học tập môn Toán của học sinh nhưng vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu về việc kiểm tra thực nghiệm các biến số này trong bối cảnh nền giáo dục toán học ở Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, giáo dục toán học đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu. Đặc biệt, vấn đề về động lực học toán và sự tích cực tham gia học toán của học sinh đã và đang là đề tài nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực giáo dục toán học. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về vai trò của động lực đối với việc dạy và học toán. Hơn nữa, một số công trình trước đó đã chỉ ra rằng nhận thức của học sinh về môi trường lớp học và trường học cũng có tác động đến động lực học toán của các em.

Ở Việt Nam, toán học là một trong những môn học quan trọng nhất ở trường. Là một trong 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các bậc cha mẹ thường khuyến khích con cái học toán vì họ tin rằng nó sẽ hỗ trợ cho các nghiên cứu sâu hơn. Hơn nữa, những người giỏi toán thường được coi là thông minh. Vì vậy, có rất nhiều hoạt động can thiệp được thực hiện bởi cả các nhà giáo dục và phụ huynh nhằm cải thiện nền giáo dục toán học ở Việt Nam. Do đó, động lực học toán có thể là một chiến lược can thiệp tiềm năng để cải thiện thành tích toán học ở Việt Nam. Hiểu được mối tương quan giữa động lực học toán và thành tích trong bối cảnh Việt Nam là rất quan trọng để nâng cao thành tích toán học của các em học sinh. Nghiên cứu này nhằm giải quyết khoảng trống nghiên cứu này và xác định các yếu tố cảm xúc có liên quan bằng cách trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Mối tương quan giữa động lực học toán và thành tích học tập toán học ở Việt Nam là gì?

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu nêu trên, thông qua các mô hình lý thuyết và Thuyết tự Quyết, nhóm nghiên cứu đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu sau: 

Giả thuyết 1 (H1): Động lực tương quan nghịch với thành tích toán học; 

Giả thuyết 2 (H2): Điều tiết bên ngoài tương quan thuận với thành tích toán học; 

Giả thuyết 3 (H3): Sự điều chỉnh từ bên trong tương quan thuận với thành tích toán học; 

Giả thuyết 4 (H4): Quy định được xác định tương quan thuận với thành tích toán học; 

Giả thuyết 5 (H5): Động lực bên trong tương quan thuận với thành tích toán học.

Sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản là nội dung trọng tâm của lý thuyết Tự Quyết (Self-Determination Theory - SDT), do Deci và Ryan (1985) đề xuất, vì nó đề cập đến một vấn đề mà các nhà tâm lý học, đặc biệt là các nhà tâm lý học giáo dục, rất quan tâm đó là làm thế nào để thúc đẩy động lực bên trong của con người nói chung và động lực học tập bên trong của người học nói riêng. SDT nhấn mạnh đến vai trò của môi trường xã hội đối với việc thúc đẩy và duy trì độc lực bên trong thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, bao gồm nhu cầu gắn kết, nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ. Cụ thể hơn, SDT cho rằng khi môi trường xã hội giúp cá nhân thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản này thì ở cá nhân sẽ không chỉ hình thành các loại động lực tự chủ (bao gồm động lực điều chỉnh xác nhân và động lực bên trong) đối với những hoạt động nhất định mà sức khỏe tâm lý và cảm nhận hạnh phúc của cá nhân còn được nâng cao. ​​Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng động lực học tập bên trong hay động lực học tập tự quyết thường gắn liền với tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.

Nghiên cứu sử dụng kết quả thi môn Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019. Kỳ thi Toán học được thực hiện theo cách truyền thống (trên giấy và bút) kéo dài trong ba giờ và học sinh sử dụng kết quả để đăng ký vào trường cao đẳng hoặc đại học tại VIệt Nam. Để có được dữ liệu điểm số, nhóm nghiên cứu đã đề nghị các đáp tự cung cấp điểm thi của mình.

Nghiên cứu đã chỉ ra một số phát hiện chính như sau: Việc không có động lực đã được chứng minh là có tương quan nghịch với thành tích học toán của học sinh. Tuy nhiên, sự kiểm soát đã tiêm nhiễm (introjected regulation), sự kiểm soát đã đồng nhất (identified regulation) và động lực bên trong (intrinsic motivation) được chứng minh là có tương quan thuận với thành tích học tập môn Toán của học sinh.

Động lực ngoại lai là động lực có nguồn gốc nằm bên ngoài hành vi mà động lực đó thúc đẩy. Một cá nhân thực hiện một hành vi nào đó bằng động lực ngoại lai sẽ không làm như vậy vì bản thân hành vi ấy, mà để nhằm đạt được một mục đích nào đó tách biệt khỏi hành vi, và hành vi khi đó chỉ còn đóng vai trò là công cụ mà thôi. Vì lúc này bản thân hành vi không còn sinh ra động lực, nên động lực sẽ cần phải được tạo ra một cách “nhân tạo” từ một sự kiểm soát (regulation) nào đó. Thuyết tự chủ, do vậy, chia động lực ngoại lai ra làm bốn phân loại nhỏ hơn, dựa trên tính chất của sự kiểm soát nằm trong nó, đi từ không có tính tự chủ đến có tính tự chủ cao: sự kiểm soát từ bên ngoài (external regulation), sự kiểm soát đã tiêm nhiễm (introjected regulation), sự kiểm soát đã đồng nhất (identified regulation), và sự kiểm soát đã tích hợp (integrated regulation).

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cả động lực bên trong và bên ngoài (sự kiểm soát đã tiêm nhiễm và sự kiểm soát đã đồng nhất ) đều ảnh hưởng tích cực đến thành tích toán học. Phát hiện này cung cấp một nền tảng lý thuyết vững chắc để cải thiện thành tích toán học của học sinh, bằng cách khuyến khích giáo viên tạo ra các điều kiện học tập có thể giúp tạo động lực trong các lớp học toán ở Việt Nam. Nghiên cứu đã thảo luận về các chiến lược nhất định để cải thiện thành tích toán học, chẳng hạn như các cách để thúc đẩy định hướng làm chủ và áp dụng công nghệ hiệu quả.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Lap Thi Tran, Tuan Son Nguyen (2021). Motivation And Mathematics Achievement: A Vietnamese Case Study. Journal on Mathematics Education, 12(3), 449-468.

Ghi chú: Những quan điểm của tác giả không hẳn là quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Bạn đang đọc bài viết Động lực và thành tích học tập môn Toán của học sinh: Một nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam tại chuyên mục Khoa học giáo dục và xã hội của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19