Doanh nghiệp công nghệ cần chủ động tạo ra các sản phẩm mang trí tuệ của người Việt Nam

(Mic.gov.vn) - 

Đây là năm thứ hai Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 (Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số) được tổ chức, đánh dấu một năm cả nước nỗ lực thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg, khẳng định vai trò và sứ mạng chủ lực của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, hướng tới khát vọng xây dựng một quốc gia cường thịnh. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải làm chủ công nghệ và chủ động sáng tạo ra các giải pháp mới; chủ động thiết kế làm ra sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam để đi ra thế giới. Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số, diễn ra sáng ngày 23/12, tại Hà Nội.


Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cần làm chủ công nghệ chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam

Tại Diễn đàn, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng tất cả các doanh nghiệp đã nhận được Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2020 nhằm vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm xuất sắc. Đây là Giải thưởng uy tín mang tầm quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số. Đồng thời biểu dương và đánh giá cao Bộ TT&TT đã nỗ lực tổ chức diễn đàn, bước đầu chính thức định danh được cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số.

 20201223-l23.jpg

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Thế giới phẳng, chúng ta nói nhiều về thế giới nhiều biến động đặc biệt là năm nay, chúng ta nghe nói nhiều về an ninh phi truyền thống từ nhiều năm. Năm 2020 chúng ta thấy rõ là dịch bệnh và thiên tai nặng nề. Nhưng chúng ta đừng quên một trong những yếu tố rủi ro về an ninh phi truyền thống là an ninh mạng. Công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu, chúng ta sử dụng nó phục vụ lại con người nhưng không được quản lý tốt cũng tiềm ẩn rủi ro rất nhiều.

Cách đây hơn một năm, không ai nghĩ Covid-19 có thể đảo lộn cả thế giới. Tại diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020 hôm nay, chúng ta ngồi đây vì chúng ta có giải pháp của mình, với tâm thế biết mình ở đâu trong bản đồ y tế thế giới biết điểm mạnh của hệ thống y tế và quản trị xã hội của Việt Nam. Từ đó Việt Nam có giải pháp đúng, nhanh, kịp thời ứng phó khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và điều đáng nói không phải đến từ một bộ óc nào cả mà là tổng hợp của nhiều ý kiến của cả những người không làm về y tế, trong đó có cả CNTT.

Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn ủng hộ sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp công nghệ nói riêng. Chính phủ luôn ủng hộ và đánh giá cao việc các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ; quan trọng là đã chủ động để sáng tạo ra các giải pháp mới; chủ động thiết kế làm ra sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam. Chúng ta nói Make in Viet Nam, nhưng chúng ta không mong muốn và hàm ý Việt Nam tự làm tất cả. Việt Nam luôn đặt mình là một phần của thế giới. Những gì Việt Nam có được ngày hôm nay về CNTT nói riêng và mọi mặt nói chung là chúng ta nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho đối tác làm ăn và phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.

Việt Nam có quyền tự tin để phát triển và thực hiện chiến lược về công nghệ. "Chúng ta không lạc quan 'tếu', nhưng nếu có tự tin và đồng lòng thì có thể làm được", ông nhận định và cho biết, một trong những điểm Việt Nam có thể tự tin là sự phát triển mạnh mẽ trong giáo dục và chỉ số sáng tạo.

"Dù chúng ta không hài lòng giáo dục nước nhà, nhưng trong con mắt thế giới, giáo dục Việt Nam vẫn rất tốt, giáo dục phổ thông tiếp cận chuẩn giáo dục của OECD, giáo dục đại học từng bước nâng hạng. Các chỉ số khác trên bảng xếp hạng quốc tế như thu nhập bình quân, GDP... chúng ta đều đứng thứ 70 - 80, nhưng chúng ta có chỉ số giáo dục khá cao, đặc biệt đổi mới sáng tạo luôn nằm trong top 50", phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu dẫn chứng cho việc Việt Nam có thể tự tin về giáo dục và sáng tạo để phục vụ sự phát triển công nghệ.

“Tinh thần này sẽ luôn luôn được tiếp tục duy trì và lan tỏa. Trong thế giới ngày nay, Việt Nam hiện dân số đứng thứ 15 trên thế giới, chúng ta có khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh; nếu chúng ta không chủ động nắm bắt công nghệ và tự tin thiết kế và làm ra sản phẩm của mình; sáng tạo bằng những cách làm của mình thì nhiều khi cạnh tranh trên sân nhà cũng không bình đẳng và trên thực tiễn đã cho thấy điều đó. Để giải quyết bình đẳng vấn đề trên có hai cách: Một là  ngăn chặn; Hai là làm doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói riêng từng bước lớn nhanh”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

 20201223-l22.jpg

20201223-l19.jpg

20201223-l18.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trao giải Nhất, Nhì, Ba hạng mục Nền tảng số xuất sắc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta cần phải khơi dậy tất cả tiềm lực của người Việt Nam trong nước và ngoài nước; gồm cả những người không mang quốc tịch Việt Nam làm ăn gắn bó tại Việt Nam; chúng ta cần phải có giải pháp Việt Nam để lấy lại thế cạnh tranh bình đẳng ngay tại thị trường Việt Nam. Mỗi người Việt Nam chúng ta, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cần phải đồng lòng, hợp lực, tự tin, cùng nắm tay nhau để làm việc đó; để đưa Việt Nam phát triển cường thịnh.

Các doanh nghiệp công nghệ cùng nắm tay nhau để đi xa

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống yêu nước mãnh liệt, tinh thần tự hào dân tộc, và nhờ tinh thần đó đã khơi dậy được sự sáng tạo của toàn dân; phối hợp sức mạnh bên ngoài giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức mà tưởng chừng như chúng ta không vượt qua được. Dù là một quốc gia gặp nhiều khó khăn do chiến tranh tàn phá, nhưng Việt Nam là một quốc gia có tăng trưởng nhanh, liên tục trong vòng 20 năm trở lại đây.

Năm nay, xếp hạng về phát triển bền vững của Việt Nam đứng thứ 49 trên thế giới. Nếu đối chiếu khát vọng chung của thế giới với Việt Nam thì rất phù hợp với các tiêu chí từ hoà bình, chăm lo cho những người yếu thế đến bảo vệ thiên nhiên. "Tại sao một quốc gia thu nhập trung bình ngoài 100 nhưng phát triển bền vững thứ hạng dưới 50, điều này thể hiện tính ưu việt của chính sách và hệ thống chính trị", Phó thủ tướng nêu rõ. Từ những yếu tố trên, đội ngũ công nghệ số có thể tự tin để phát triển nhanh hơn, đẩy mạnh tốc độ phát triển. Chúng ta có thể tự tin cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Niệt Nam có thể góp sức lớn hơn đưa CNTT phát triển nhanh hơn, bền vững. Các doanh nghiệp công nghệ cần đồng thuận, cụ thể Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Cùng tạo ra các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, giải các bài toán Việt Nam, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, Phó Thủ tướng nêu rõ.

 20201223-l17.jpg

20201223-l00.jpg

20201223-l15.jpg

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao giải Nhất, Nhì, Ba  thuộc hạng mục Sản phẩm số Xuất sắc

Phó Thủ tướng lưu ý, trong Chỉ thi 01/CT-TTg  của Thủ tướng đề cập tới  “chữ tiên phong”, ngành bưu chính viễn thông trước đây và nay là ngành TT&TT dường như được lịch sử trao cho “sứ mệnh tiên phong” để dẫn dắt nhất là công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Ngành công nghệ là một trong những lĩnh vực được đầu tư để Việt Nam tạo ra sự phát triển bứt phá, hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao nhân dịp 100 năm thành lập nước. Phó thủ tướng cho rằng, phần lớn tất cả các sản phẩm được vinh danh trong sự kiện hôm nay đều hướng đến các nhu cầu thiết yếu của con người như sức khoẻ, học tập, giao thông, vui chơi. Nếu làm tốt sẽ góp phần giúp đất nước phát triển bền vững.

 20201223-l14.jpg

Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trao giải Nhất hạng mục Giải pháp số xuất sắc

20201223-l13.jpg

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT  Hoàng Minh Sơn trao giải Nhất  hạng mụcThu hẹp khoảng cách số

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Muốn đất nước phát triển nhanh hơn thì một trong những cách là phát triển công nghệ thông tin. Công nghệ chưa cần hoàn toàn của Việt Nam nhưng mô hình và giải pháp thì phải của riêng Việt Nam. Chúng ta không tham vọng làm chủ toàn bộ công nghệ nhưng chúng ta phải có giải pháp của mình. Tinh thần này không chỉ được khơi dậy trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số, mà phải lan tỏa ra toàn xã hội. Chính phủ sẽ đóng vai trò là khách hàng lớn nhất, ra đầu bài và làm chỗ dựa để doanh nghiệp mở giải pháp, mở dữ liệu, mở sáng kiến hỗ trợ lẫn nhau... Việt Nam có thể tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong”.

* Cũng tại Diễn đàn năm nay, lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ Công bố và trao Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2020 nhằm vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm xuất sắc. 5 hạng mục sẽ được trao giải gồm Giải thưởng Nền tảng số xuất sắc, Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc, Giải thưởng Giải pháp số xuất sắc; Giải thưởng Thu hẹp khoảng cách số và Giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng. Đây là Giải thưởng uy tín mang tầm quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số. Các sản phẩm, giải pháp đã được đánh giá, thẩm định bởi những chuyên gia uy tín đầu ngành trong từng lĩnh vực qua những vòng đánh giá nghiêm ngặt, khách quan, công tâm.

 

I. KẾT QUẢ GIẢI NHẤT, GIẢI NHÌ, GIẢI BA

1. Giải thưởng Nền tảng số xuất sắc

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

Giải thưởng

1

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp Base.vn

Công ty Cổ phần Base Enterprise

Nhất

2

Ứng dụng gọi xe Be

Công ty cổ phần BE GROUP

Nhì

3

Nền tảng Trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI

Công ty TNHH FPT Smart Cloud

Ba

2. Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

Giải thưởng

1

akaBot

Công ty FPT Software

Nhất

2

ViettelPay

Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel

Nhì

3

VNPT electronic Know Your Customer (VNPT eKYC)

Tập đoàn VNPT

Ba

3. Giải thưởng Giải pháp số xuất sắc

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

Giải thưởng

1

Giải pháp số OneATS

Công ty Cổ phần Hệ thống Kỹ thuật Ứng dụng ATS

Nhất

2

DrAid ™ - AI Trợ lý bác sĩ

Công ty VINBRAIN

Nhì

3

Giải pháp nhận dạng ký tự quang học tiếng Việt - OCR

Trung tâm Không gian mạng Viettel - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Ba

4. Giải thưởng Thu hẹp khoảng cách số

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

Giải thưởng

1

Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0

Tập đoàn VNPT

Nhất

2

Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò

Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

Nhì

3

Nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục

Ba

5. Giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

Giải thưởng

1

AI Smart Warning

Công ty Cổ phần công nghệ số HMD Việt Nam & Công ty TNHH công nghệ Asilla Việt Nam

Nhất

2

Xây dựng hệ thống mô phỏng cơ thể người 3D trong giảng dạy, sử dụng thực tại ảo tăng cường và trực quan hóa dữ liệu lớn

Trường Đại học Duy Tân

Nhì

 II. DANH SÁCH TOP 10 SẢN PHẨM 

1. Giải thưởng Nền tảng số xuất sắc

TT

Tên Sản phẩm

Doanh nghiệp

1

akaChain

FPT Software

2

Giải pháp cổng quản lý dữ liệu lớn phục vụ kết nối tập trung cho đa dịch vụ - Big Data management gateway for centralized connection (MobiFone BMCC gateway)

Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone

3

Hệ sinh thái VNPT SmartCloud

VNPT

4

Nền tảng công nghệ Trí tuệ nhân tạo của Viettel - Viettel AI Open Platform

Trung tâm Không gian mạng Viettel - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

5

Nền tảng Điện toán đám mây Viettel vCloud

Tổng công ty Mạng lưới Viettel

6

Nền tảng học và thi trực tuyến (VNPT Elearning)

VNPT

7

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp Base.vn

Công ty Cổ phần Base Enterprise

8

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

Công ty Cổ phần MISA

9

Nền tảng Trí tuệ Nhân tạo Toàn diện FPT.AI

Công ty TNHH FPT Smart Cloud

10

Ứng dụng gọi xe Be

Công ty cổ phần BE GROUP

2. Giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc

TT

Tên sản phẩm

Doanh nghiệp

 

 

1

akaBot

FPT Software

 

2

Bộ sản phẩm Văn phòng điện tử MobiFone Smart Office

Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone - CN Tổng công ty Viễn thông MobiFone

 

3

Hệ thống giải pháp thông minh điện quang smart v2

Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang

 

4

Hệ thống số hóa D-IONE

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

 

5

Kho dữ liệu tập trung Viettel Data Lake

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội

 

6

Phần mềm diệt virus Bkav Pro Internet Security AI

Công ty cổ phần phần mềm diệt virus Bkav

 

7

Trợ lý ảo tiếng Việt Ki-Ki

Công ty cổ phần VNG

 

8

ViettelPay

Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel

 

9

ViettelPost

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

 

10

VNPT electronic Know Your Customer (VNPT eKYC)

VNPT

 

3. Giải thưởng Giải pháp số xuất sắc

TT

Tên sản phẩm

Doanh nghiệp

1

Áp dụng các tri thức kinh doanh dựa trên nền tảng Big Data và áp dụng học máy để phân tích dữ liệu nhằm xây dựng Hệ thống Điều hành kinh doanh toàn cầu GBOC (Global Business Operation Center)

Tổng công ty Viễn thông Viettel

2

DrAid ™ - AI Trợ lý bác sĩ

VINBRAIN

3

Giải pháp nhận dạng ký tự quang học tiếng Việt - OCR

Trung tâm Không gian mạng Viettel _ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

4

Giải pháp quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (FPT.iBus)

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT

5

Giải pháp số OneATS

 

Công ty Cổ phần Hệ thống Kỹ thuật Ứng dụng (ATS JSC)

 

6

Hệ sinh thái ezCloud

Công ty TNHH Công nghệ ezCloud Toàn Cầu

7

Phần mềm quản lý hệ thống camera thông minh

Trung tâm Vi mạch Đà Nẵng (CENTIC)

8

Phần mềm quản lý Nhà hàng MISA CukCuk

Công ty Cổ phần MISA

9

Phần mềm quản lý phát hiện và ứng phó các mối đe dọa an toàn an ninh thông tin – FPT.EagleEye MDR

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT

10

Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC)

VNPT

4. Giải thưởng Thu hẹp khoảng cách số

TT

Tên sản phẩm

Doanh nghiệp

1

Đem cả trang trại vào trong túi bạn

Công ty Cổ phần Công nghệ phát triển nông nghiệp Việt Nam

2

Hệ sinh thái Giáo dục thông minh vnEdu 4.0

Tập đoàn VNPT

3

Hệ thống học Code- Codelearn

FPT Software

4

Hệ thống quản lý phản ánh và tương tác trực tuyến (VNPT ORIMX)

Tập đoàn VNPT

5

KuuHo - Ứng dụng kết nối hỗ trợ cộng đồng

Công ty cổ phần KuuHo

6

Nền tảng học trực tuyến Hocmai.vn

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục

7

Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

8

Ứng dụng kết nối gia sư uTEACHER

Công ty cổ phần Gia sư thông minh uTEACHER

9

Ứng dụng theo dõi và tư vấn sức khoẻ cho người Việt – MEDICI

Công ty Cổ phần Công nghệ Dịch vụ Y tế Medici

10

Ứng dụng và website học tiếng Anh trực tuyến Tiếng Anh 123

Công ty TNHH Hãy Trực Tuyến

5. Giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng

TT

Tên sản phẩm

Doanh nghiệp

1

AI Smart Warning

Công ty Cổ phần công nghệ số HMD Việt Nam & Công ty TNHH công nghệ Asilla Việt Nam

2

ChatOps - Conversational AI for Seamless Collaboration

Công ty cổ phần NAL Việt Nam

3

Điện thoại thông minh Bkav Bphone

Công ty cổ phần Bkav

4

Hệ thống phần mềm phân tích và quản lý hình ảnh thông minh cho nhận diện khuôn mặt - CIVAMS.Face

Viện nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC

5

Nền tảng Chatbot bán hàng đa kênh

Công ty Cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam

6

Nền tảng Số hoá doanh nghiệp iBPMS

Tổng Công ty Mạng lưới Viettel

7

Nền tảng số hóa giao thông công cộng

Công ty cổ phần BusMap

8

ViettelSale

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

9

VNPT Pay - Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT)

10

Xây dựng hệ thống mô phỏng cơ thể người 3D trong giảng dạy, sử dụng thực tại ảo tăng cường và trực quan hóa dữ liệu lớn

Trường Đại học Duy Tân

 Ngô Xuân Lộc

 Nguồn: https://mic.gov.vn/

(https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/145932/Doanh-nghiep-cong-nghe-can-chu-dong-tao-ra-cac-san-pham-mang-tri-tue-cua-nguoi-Viet-Nam.html)

 

 

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp công nghệ cần chủ động tạo ra các sản phẩm mang trí tuệ của người Việt Nam tại chuyên mục Thông tin tuyên truyền của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19