Tìm kiếm nguồn thu vì sự bền vững tài chính của cơ sở giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp tại Nam Phi
Tìm kiếm nguồn thu vì sự bền vững tài chính của cơ sở giáo dục đại học: Nghiên cứu trường hợp tại Nam Phi

Các trường đại học ở Nam Phi đang phải đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể, “đe dọa” đến sự bền vững của họ. Theo đó, Ngcobo và cộng sự (2024) đã tiến hành một cuộc điều tra ý kiến ​​của các giảng viên và nhân viên về các nguồn thu tại một trường đại học công nghệ; đồng thời chỉ ra các rào cản và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững tài chính.

Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng công nghệ thực tế ảo trong lớp học

Công nghệ nhập vai thực tế ảo đang trở nên phổ biến và thành công hơn trong các lớp học. Nhờ môi trường sống động, học sinh được gắn kết và có động lực học tập trong VR. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế về chi phí, nguồn lực giáo viên và kết quả học tập của học sinh khi tích hợp VR vào chương trình giảng dạy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hỗ trợ đề xuất các giải pháp phù hợp cho những hạn chế này.

Rào cản đối với năng suất nghiên cứu của giới học thuật ở các cơ sở giáo dục đại học Tanzania: Nhu cầu can thiệp chính sách

Trong những năm gần đây, năng suất nghiên cứu đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về chất lượng của các trường đại học. Tuy nhiên, bất chấp sự chú trọng này, ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, số lượng công trình khoa học cũng như danh tiếng của các cơ sở đại học vẫn còn tương đối hạn chế. Nghiên cứu của Kadikilo và cộng sự (2024) nhằm mục đích khám phá các rào cản đối với năng suất nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Tanzania.

Tiềm năng sử dụng metaverse cho việc dạy và học trong tương lai

Metaverse - một không gian chia sẻ ảo tích hợp công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường - thường được ca ngợi là “Internet của tương lai” vì tiềm năng vượt trội của công nghệ này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu bằng chứng thực nghiệm để đánh giá giá trị giáo dục của công nghệ này. Do đó, nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tác động của Metaverse đối với việc dạy và học thông qua những lợi thế và thách thức của nó.

Quốc tế hóa ảo: Đột phá giáo dục đại học với cơ hội và thách thức mới

Số hóa đã có tác động to lớn đến giáo dục đại học, bao gồm cả lĩnh vực quốc tế hóa. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển như vậy, với các hình thức di chuyển ảo đã chuyển từ thị trường ngách sang phổ thông. Việc chuyển sang giảng dạy từ xa và những hạn chế lớn về khả năng di chuyển của sinh viên đã thúc đẩy hoạt động học tập ảo ở nước ngoài.

Xây dựng năng lực kĩ thuật số đầy đủ trong giáo dục mầm non

Nghiên cứu này nhằm tìm ra những phương thức dạy học giúp trang bị kĩ năng kĩ thuật số ở trẻ mẫu giáo trong giáo dục mầm non. Từ đó khám phá năng lực kĩ thuật số đầy đủ là gì trong giáo dục mầm non và cách giáo viên mầm non mô tả năng lực kĩ thuật số đầy đủ của trẻ nhỏ.

Đánh giá có hệ thống về việc giáo viên sử dụng dữ liệu từ các nền tảng học tập kĩ thuật số để thiết kế bài giảng

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc sử dụng dữ liệu từ các nền tảng học tập kĩ thuật số để thiết kế bài giảng của giáo viên. Nghiên cứu đã tìm ra được việc giáo viên sử dụng nền tảng học tập kĩ thuật số nào để sử dụng dữ liệu, dữ liệu nào họ trích xuất từ ​​các nền tảng này cũng như lí do và cách thức họ sử dụng những dữ liệu này cho các hoạt động.

Cải thiện quy trình quản lí rủi ro trong hệ thống quản lí chất lượng của giáo dục đại học

Mục đích của bài viết này là cải thiện quy trình quản lí rủi ro trong hệ thống quản lí chất lượng giáo dục đại học, từ đó đảm bảo hệ thống kiểm định chất lượng giúp các cơ sở giáo dục đại học thống nhất tầm nhìn thông qua sứ mệnh, mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển, làm cơ sở quản lí hiệu quả hệ thống đào tạo sinh viên.

Tạo các câu chuyện khoa học viễn tưởng kĩ thuật số thông qua sáng tác đa phương thức để thúc đẩy giáo dục STEM của học sinh trung học

Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các sản phẩm mà học sinh tạo ra như một cách để kiểm tra cách họ tích hợp khoa học vào các câu chuyện khoa học viễn tưởng đa phương thức của mình. Những câu chuyện này được tạo ra trong một chương trình được thiết kế để thu hút các em học sinh tham gia học tập tích hợp STEM và kiến ​​thức về kĩ thuật số.

Tiềm năng và hạn chế của việc tự học bằng công nghệ AI trong giáo dục đại học từ góc độ khoa học giáo dục

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy các công nghệ kỹ thuật số và các kịch bản học tập ảo đã cung cấp lượng thông tin nhiều hơn khiến cho độ phức tạp của việc tiếp thu kiến thức tăng lên. Bài viết này nhìn từ góc độ khoa học giáo dục để trình bày cách tiếp cận, cách sử dụng hệ thống học tập dựa trên công nghệ AI dành cho sinh viên nhằm hỗ trợ học tập theo yêu cầu và tự học.

Động lực quốc tế hóa giáo dục đại học: Một phân tích so sánh

Bài viết này cung cấp một phân tích so sánh các động lực cơ bản đối với việc quốc tế hóa giáo dục đại học ở các nước phát triển và đang phát triển cầu bằng cách sử dụng phân tích các tài liệu chính sách ở 27 quốc gia. Kết quả cho thấy, lý do kinh tế xã hội, lý do chính trị là hai động lực chính thúc đẩy quốc tế hóa ở các quốc gia này.

Cách mạng hóa giáo dục: Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ việc học trong giáo dục đại học

Nghiên cứu của Rahiman và Kodikal (2023) đã chỉ ra những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ AI đã giúp việc triển khai các giải pháp AI trong các ngành khác nhau trở nên dễ dàng hơn, bao gồm cả giáo dục đại học. Dựa trên việc kiểm tra giả thuyết, nghiên cứu nhận thấy vai trò của AI trong việc cải thiện trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, xác định những học sinh có nguy cơ gặp rủi ro và tự động hóa các nhiệm vụ hành chính.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số của một số trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến rất nhiều các lĩnh vực như kinh doanh, truyền thông đại chúng, y học, khoa học,... trong đó có giáo dục. Trong bài báo này, Nguyễn Thị Hồng Chuyên tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số của một số trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Giới thiệu hệ thống hướng dẫn nghề nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin dành cho học sinh, sinh viên

Bài viết này trình bày một nghiên cứu về một giải pháp dựa trên AI có tên C3-IoC nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên hướng nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tùy theo trình độ học vấn, kĩ năng và kinh nghiệm trước đây của họ. Các tính năng của C3-IoC được kỳ vọng sẽ hỗ trợ người dùng tự đánh giá được các kĩ năng của mình liên quan tới nhóm ngành Công nghệ thông tin.

Việc giảng dạy về định kiến giới có trong lớp học tiếng Anh tại Việt Nam không?

Nội dung về giới trong tài liệu giảng dạy có thể được coi là một chương trình giảng dạy ẩn có thể gây ra hoặc cản trở sự bình đẳng trong tư tưởng của học sinh. Tuy nhiên, nếu giáo viên giảng dạy một cách hợp lí nội dung này thì có thể mang lại sự thay đổi tích cực tới học sinh. Nghiên cứu này xem xét cách giáo viên đề cập tới giới tính - nội dung nằm ngoài phạm vi sách giáo khoa tại lớp học tiếng Anh ở Việt Nam.

Đổi mới quản trị và tự chủ đại học ở châu Á

Varghese & Martin cho rằng các trường đại học ngày càng độc lập hơn trong hoạt động của mình, có sự tăng đáng kể về hiệu quả hành chính và khả năng huy động nguồn lực. Tuy nhiên, việc quyền tự chủ tăng có dẫn đến cải thiện chất lượng dịch vụ là một điều còn tranh cãi. Đồng thời, nhiều trường hợp cho thấy quyền tự chủ đã tập trung quyền lực ở cấp quản lý cao nhất.

Chất lượng giáo viên và cải cách giáo dục: Bài kiểm tra LANTITE và quan điểm từ nghiên cứu chính sách giáo dục Úc

Trong bối cảnh toàn cầu về giáo dục và chính sách, bài viết này tập trung vào chủ đề chất lượng giáo viên thông qua lăng kính cải cách giáo dục và một sáng kiến ​​chính sách cụ thể của chính phủ liên bang Úc.

Tích hợp công nghệ số vào dạy học môn Toán trong hệ thống giáo dục K-12 (giáo dục phổ thông) tại Thuỵ Điển

Nghiên cứu của nhóm tác giả Olga Viberg và cộng sự được tiến hành tại 3 lớp học Toán bậc trung học, trong đó, các giáo viên đã tìm cách cải thiện công việc giảng dạy và học tập của học sinh bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc học tập môn Toán sử dụng công nghệ số.

Các yếu tố kích thích tạo động lực cho trẻ mẫu giáo trong bối cảnh học tập vui tươi về đa ngôn ngữ và kĩ năng số

Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá nền tảng tạo động lực cho giáo viên và các tác nhân tạo động lực cho trẻ mẫu giáo trong một dự án học tập vui tươi được thực hiện tại một trường mầm non ở Phần Lan. Mục đích của dự án này là thúc đẩy khả năng đa văn hóa và kĩ năng kĩ thuật số của trẻ mẫu giáo.

Cách thức giáo viên vượt qua thách thức và phục hồi sau đại dịch Covid-19: Nghiên cứu ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Nghiên cứu này nhằm khám phá cách giáo viên ở vùng sâu, vùng xa phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nghiên cứu phát hiện các giáo viên chủ yếu dựa vào động lực cá nhân và sự hỗ trợ từ đồng nghiệp để phục hồi nhưng còn thiếu sự hỗ trợ tài chính từ các cơ quan chính phủ và trường học. Từ đó, đề xuất các biện pháp can thiệp để hỗ trợ giáo viên trong quá trình phục hồi.