Đưa việc thực hành thiết kế tình huống vào môn Hoá học: nghiên cứu quan điểm sư phạm của giáo viên trong bối cảnh cộng đồng học tập chuyên nghiệp

Việc đưa các thao tác thiết kế tình huống vào giảng dạy môn Hoá học đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn, trong bối cảnh các cuộc cải cách chương trình dạy học các môn tự nhiên diễn ra tại nhiều quốc gia, trong đó chú trọng việc thiết kế chương trình và tích hợp các môn học STEM. Mặc dù giáo viên Hoá học là nhân tố then chốt trong việc đưa phương pháp thiết kế tình huống vào các lớp học và hiện thực hoá tiềm năng của phương pháp này, chưa có nhiều nghiên cứu về quan điểm của họ.

Thu hút học sinh đang học các môn khoa học tự nhiên tham gia thực hành thông qua phương pháp thiết kế tình huống đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trên khắp thế giới, với những cải cách gần đây về chương trình giảng dạy khoa học tự nhiên và công cuộc đẩy mạnh tích hợp giáo dục STEM tại nhiều quốc gia. Mặc dù thiết kế tình huống là một phương pháp thực hành trung tâm trong bộ môn hoá học, nhưng nó lại ít được chú ý trong giáo dục bộ môn này. Phương pháp thiết kế tình huống mang đến một cách tiếp cận rất cần thiết cho giảng dạy bộ môn hoá học với nhiều ý nghĩa thực tiễn. Trong các lớp học hoá học truyền thống, môn học này thường được dạy dưới dạng tập hợp các sự kiện biệt lập, và trải nghiệm của học sinh với các vấn đề hoá học thường rời rạc và thiếu thống nhất. Ngay cả trong một số lớp học hoá học có áp dụng bài giảng theo ngữ cảnh, nội dung giảng dạy có thể thu hút sự tập trung của học sinh thông qua các phương pháp tư duy và thực hành thiết thực.

Việc tham gia và học tập cả lý thuyết và thực hành hoá học đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh giải quyết vấn đề trên cơ sở ứng dụng kiến thức hoá học và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp này trong tương lai. Đặt việc học hoá học trong một tổng thể thực tiễn đích thực, chẳng hạn như thiết kế tình huống, giúp kết nối giữa nội dung lý thuyết và thực hành hoá học xung quanh một mục tiêu thực tiễn chung. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phương pháp thiết kế tình huống trong giáo dục hoá học có thể thúc đẩy sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm cơ bản trong hoá học và thế giới thực của học sinh, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, giáo viên vẫn đóng vai trò thiết yếu trong việc ứng dụng tiềm năng của việc dạy học dựa trên phương pháp thiết kế tình huống. Mặc dù vai trò của giáo viên được thừa nhận là có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện cải cách giáo dục, nhưng hiện có rất ít nghiên cứu tìm hểu quan điểm của giáo viên hoá học về việc tích hợp các phương pháp thiết kế tình huống trong công tác giảng dạy của họ. Hiện đã có một số nghiên cứu về giảng dạy các môn khoa học tự nhiên dựa trên phương pháp thiết kế tình huống, chẳng hạn trong môn vật lý. Ngoài ra, mặc dù chương trình giảng dạy và nghiên cứu cung cấp các khung lý thuyết về phương pháp dạy học dựa theo phương pháp thiết kế tình huống hoặc các ví dụ về bối cảnh thiết kế tình huống hoá học, nhưng lại không thảo luận về việc triển khai những phương tiện này cho giáo viên đứng lớp. Áp dụng các nguyên tắc dạy và học chung để thiết kế tình huống dạy học các môn khoa học tự nhiên cho môn hoá học có thể gây ra một số vấn đề và dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội. Chẳng hạn, mặc dù thiết kế tình huống trong hoá học có một số điểm chung với thiết kế tình huống của các môn công nghệ và kỹ thuật, các quy trình thiết kế có sự khác biệt tùy theo ngành học. Ngoài ra, một số thuật ngữ của các môn khoa học khác (như “sản phẩm nhân tạo”, “xây dựng”, “sản phẩm”) có thể không tương thích với các thuật ngữ hoá học (chẳng hạn như “tổng hợp chất”). Ngoài ra, việc thu hút học sinh tham gia vào thiết kế các tình huống hoá học điển hình, như tạo ra các chất hoặc vật liệu mới, có thể là một thách thức đối với giáo viên. Ví dụ, khi học sinh học cách tạo ra bánh mì không chứa gluten, học sinh không thể liên tục thay đổi và kiểm tra lại thành phẩm thiết kế của mình. Tuy nhiên, lặp lại các quy trình thiết kế là điều rất quan trọng vì chúng khuyến khích sinh viên liên tục tinh chỉnh thiết kế, hiểu rõ khái niệm và việc thực hành. Những ví dụ này gợi ý rằng giáo viên hoá học có thể có hoặc cần những ý tưởng cụ thể về việc dạy và học để ứng dụng phương pháp thiết kế tình huống vào môn học.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Hanna Stammes, Ineke Henze, Erik Barendsen và Marc de Vries sẽ tìm hiểu quan điểm của giáo viên hoá học về thiết kế tình huống trong giáo dục hoá học. Nghiên cứu này tập trung vào quan điểm sư phạm của giáo viên, nghĩa là phương pháp thiết kế tình huống trong dạy học hoá học có ý nghĩa gì đối với họ trên các phương diện mục tiêu học tập, quá trình học tập của học sinh, chiến lược giảng dạy và đánh giá. Các quy trình thiết kế tình huống trong hoá học đã được mô tả là có liên quan trong các ứng dụng hoá học khác nhau, chẳng hạn như tổng hợp, phân tách và biến đổi, các sản phẩm và quy trình hoá học. Bởi giáo viên hoá học có thể kết nối việc thiết kế tình huống trong giảng dạy với nhiều quy trình hoá học khác nhau, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét phương pháp thiết kế tình huống trong giảng dạy hoá học từ góc nhìn rộng này.

Các khách thể tham gia nghiên cứu này là các giáo viên hoá học đến từ Hà Lan. Giống như giáo viên hoá học ở một số quốc gia khác, họ được khuyến khích đưa thiết kế tình huống vào các lớp học qua các cải cách chương trình giảng dạy gần đây. Các tác giả nghiên cứu quan điểm sư phạm của những giáo viên này trong bối cảnh cộng đồng học tập chuyên nghiệp về thiết kế tình huống trong giáo dục hoá học, điều mà chúng tôi mong đợi sẽ giúp khơi gợi ý tưởng (có thể bao gồm các ý tưởng chưa công bố) của giáo viên. Ngoài ra, do thiết kế tình huống phương pháp giảng dạy điển hình của giáo viên hoá học hiện tại, việc hiểu rõ hơn về quan điểm của giáo viên có thể hỗ trợ các chính sách nhằm để tích hợp thiết kế tình huống trong giáo dục hoá học. Cuối cùng, nghiên cứu về quan điểm của giáo viên có thể góp phần cung cấp thông tin cho các nghiên cứu trong tương lai, về sự phát triển tài liệu giảng dạy, chiến lược giảng dạy và các chương trình phát triển chuyên môn khác.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Stammes, H., Henze, I., Barendsen, E., & De Vries, M. J. (2020). Bringing design practices to chemistry classrooms: studying teachers’ pedagogical ideas in the context of a professional learning community. International Journal of Science Education, 42(4), 526–546. https://doi.org/10.1080/09500693.2020.1717015

Ghi chú: Các quan điểm của Tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tạp chí Giáo dục.

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19