Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tại Hội nghị giáo dục đại học tháng 8/2024, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động đào tạo bậc đại học đòi hỏi các trường và giảng viên cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong phát triển đội ngũ này
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thứ XV, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (sáng 01/11), các đại biểu quan tâm trong số 7 mục tiêu, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, có mục tiêu 100% học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.
Dự thảo Thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sẽ áp dụng cho việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2025 trở đi đang được Bộ Giáo dục và đào tạo lấy ý kiến.
Sau chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Hungary.
Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GDĐT Hà Nội (1954-2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.
Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường chủ trì buổi làm việc.
Bày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục.
Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, trong khu vực và thế giới, có khả năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
Ngày 09/11, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội nội dung tóm tắt tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo.
Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) mới cho biết, dự kiến cuối tháng 11/2024 sẽ phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội nghị toàn quốc tháo gỡ điểm nghẽn đối với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp (GDTX-GDNN), đồng thời sẽ đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trong lĩnh vực này.
Xây dựng, hình thành và thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên góp phần phát triển đội ngũ doanh nhân có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, có trách nhiệm xã hội, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước là mục tiêu của ngành giáo dục, đào tạo đến năm 2030.
Đổi mới sách giáo khoa (SGK) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của ngành giáo dục. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT), đến năm 2025 sẽ kết thúc chu kỳ thực hiện SGK mới, Bộ sẽ tổ chức tổng kết đánh giá quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành, in ấn và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa.
Cùng với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo tri thức cho học sinh, sinh viên thì công tác giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật là nhiệm vụ quan trọng góp phần đào tạo những công dân toàn diện cho đất nước. Trong việc phát triển con người toàn diện, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), “giáo dục đặc biệt chú ý đến phát triển đạo đức và nhân cách”, mà “căn cứ của đạo đức, bắt đầu của đạo đức lại từ việc tuân thủ pháp luật”.
Công tác kiên cố hoá trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên đã đạt được những kết quả rõ rệt trong thời gian qua, trong đó xã hội hoá là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển bền vững hệ thống giáo dục Việt Nam.
Điều kiện ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, việc xã hội hóa giáo dục có vai trò rất quan trọng nhằm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Tạp chí Giáo dục trích giới thiệu danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024) theo công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Tạp chí Giáo dục trân trọng giới thiệu bài viết “Chống lãng phí” của đồng chí TÔ LÂM, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được đăng trên Tạp chí Tuyên giáo (ngày 13/10/2024).
Chiều 2/11, tại trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban chủ trì phiên họp.