Một trong những điểm mới đột phá trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về để mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Sau 10 năm triển khai nghị quyết 88, đã có ba bộ sách giáo khoa khác nhau được sử dụng trong các nhà trường, huy động sự tham gia của hơn 1.500 tác giả.
Được thực hiện từ năm học 2020-2021, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thực sự tạo nên những chuyển biến tích cho nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông và dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Theo chương trình mới, học sinh bậc trung học phổ thông sẽ không học tất cả các môn học như chương trình cũ mà được chọn môn. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học cũng đã có những điều chỉnh trong cách tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng để phù hợp với chương trình mới.
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25/9/2020 (gọi tắt là Nghị định 116). Nghị định này áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022.
Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Lào Cai có trên 61.000 học sinh dân tộc thiểu số, chiếm 71,5%. Là một trong những tỉnh nghèo, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ học sinh dân tộc lớn nhất cả nước, Lào Cai đã đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như một trong vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số luôn là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và lãnh đạo các địa phương đặc biệt quan tâm với nhiều giải pháp được triển khai. Trong đó, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một giải pháp mang tính nền tảng, tạo tiền đề vững chắc để học sinh học tập tốt tất cả các môn học cũng như tiếp cận kiến thức mới.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) là học phần hoàn toàn mới và không thể tách rời. Nội dung giáo dục địa phương được địa phương xây dựng, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Hướng đến tiếp cận, đồng bộ đổi mới giáo dục từ cấp học nền tảng, bắt nhịp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) triển khai xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp thực tiễn, hội nhập giáo dục quốc tế.
Trong những năm qua, việc đẩy mạnh công tác dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Ðảng, Nhà nước quan tâm bằng việc ban hành những chính sách thiết thực, hiệu quả. Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GDĐT) đã biên soạn và phát hành các bộ sách, chương trình, tài liệu nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập tiếng Việt của kiều bào ở khắp năm châu, góp phần thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài.
Năm học 2024-2205, là năm học thứ 5 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đây cũng là năm học đánh dấu hoàn thành toàn bộ Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở bậc Tiểu học. Vượt qua mọi khó khăn, thách thức ban đầu, giáo dục tiểu học đã có bước phát triển, đổi mới khá toàn diện, chất lượng đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Năm học 2024-2025, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai thực hiện đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Như vậy, đến thời điểm này, Chương trình đã được triển khai ở tất cả các cấp học phổ thông. Những năm qua, việc triển khai chương trình đã tạo được niềm tin trong giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong dạy học tại các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục. Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy đóng vai trò là “người hướng dẫn” giúp người học thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập.
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học đã trở thành một xu hướng không thể thiếu trong nền giáo dục hiện đại, nhất là trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế cần được giải quyết. Vấn đề cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên, cũng như nhận thức của phụ huynh và học sinh vẫn đang là rào cản lớn.
Để thực hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (HDPT), đội ngũ giáo viên - đặc biệt là giáo viên tiểu học - đóng vai trò rất quan trọng. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học không chỉ đảm bảo chất lượng giảng dạy mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Năm học 2024-2025, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã đi trọn vẹn một chu trình, chương trình mới đã được áp dụng cho toàn bộ các lớp cuối cấp của cả ba cấp học. Tuy nhiên, việc dạy học tích hợp nói chung và giảng dạy các môn tích hợp vẫn là một điểm nghẽn cần có sự tháo gỡ để Chương trình GDPT 2018 đạt được kết quả như kỳ vọng.
Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi tham khảo sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập, từ đó nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Từ năm học 2020-2021, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được thực hiện, trong đó một trong những yêu cầu là đội ngũ cán bộ, giáo viên phải được đào tạo, chuẩn hoá để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của Chương trình GDPT 2018. Những năm qua, mặc dù đội ngũ giáo viên trên cả nước có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và phương thức tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông trên địa bàn theo đúng quy định.
Xu hướng chuyển đổi số là yêu cầu, công việc cấp bách, tất yếu trên tất cả lĩnh vực để dần từng bước hướng tới một xã hội số, một nền kinh tế số. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã và đang tập trung chuyển đổi số trong quản lý ngành và trong nhiều lĩnh vực, trong đó có triển khai xây dựng thí điểm học bạ số.
Bữa ăn học đường luôn là vấn đề được nhiều phụ huynh và xã hội quan tâm. Trong thời gian qua, không ít vụ việc liên quan đến thực phẩm không đảm bảo chất lượng đã xảy ra tại một số trường học trên cả nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, gây mất niềm tin từ phụ huynh. Điều này đặt ra vấn đề cần tăng cường giám sát và phát huy vai trò của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn, quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn trong trường học.