Giáo dục mầm non: Thực trạng và những thách thức đặt ra
Hằng năm, cả nước có hơn 5,1 triệu trẻ mầm non. Các em được chăm sóc, nuôi dưỡng ở khoảng 15.000 trường và 17.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Theo Thông tư 49/2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) quy định, cơ sở giáo dục mầm non độc lập do cá nhân hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định. Việc hướng dẫn kịp thời cách nhận diện, xử lý các tình huống bạo lực, xâm hại chính là một trong những yếu tố then chốt giúp phòng ngừa và bảo vệ trẻ em hiệu quả. Quy định hiện hành cấm giáo viên, nhân viên ở các cơ sở giáo dục có hành vi xúc phạm danh dự, thân thể của người học. Giáo viên mầm non phải đạt các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ và được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên. Hệ thống giáo dục mầm non tại Việt Nam đang hướng tới nền giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Tuy nhiên, bài toán về việc làm thế nào giáo dục mầm non ở Việt Nam có thể đáp ứng đúng nhu cầu thực tế vẫn là một thách thức lớn.
Theo Ủy ban Quốc gia về trẻ em (Bộ Y tế), thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non tư thục. Vì vậy, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị Bộ GDĐT tăng cường rà soát, thanh tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở vi phạm quy định, quy chế tổ chức và hoạt động về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời, Bộ GDĐT cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến và nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống bạo lực học đường cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non cả công lập và ngoài công lập trên toàn quốc.
Ảnh minh họa (Nguồn: Bộ GDĐT)
Có thể thấy, cốt lõi để phòng ngừa bạo hành và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là con người – đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, từ việc phòng ngừa bạo hành trẻ em đến xây dựng một hệ thống sư phạm bền vững. Để làm được điều này, cần nhìn nhận giáo dục mầm non không chỉ là một giai đoạn của giáo dục, mà là nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người.
Cần hoàn thiện chính sách giáo dục mầm non
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quốc gia cũng chú trọng phát triển giáo dục mầm non. Trung Quốc – quốc gia có hệ thống giáo dục đông dân đã triển khai nhiều chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Với mục tiêu đưa giáo dục mầm non trở thành một phần không thể tách rời của hệ thống giáo dục quốc dân, Trung Quốc đẩy mạnh việc phổ cập mẫu giáo cho trẻ từ 3-6 tuổi, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được tiếp cận giáo dục mầm non chất lượng. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được Trung Quốc chú trọng. Mỗi tỉnh phải xác định tỷ lệ giáo viên-trẻ phù hợp và đảm bảo chương trình thuê đủ giáo viên đủ chất lượng để đáp ứng yêu cầu. Chính phủ sẽ sớm ban hành các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho giáo viên mầm non và cần làm rõ yêu cầu tối thiểu về chất lượng giáo viên. Luật pháp cần bảo vệ quyền lợi và đối xử của giáo viên. Hệ thống đào tạo giáo viên trước dịch vụ cần được cải thiện, bao gồm các dịch vụ và khóa học do đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cung cấp. Cần phải khám phá các hệ thống đào tạo giáo viên nghề nghiệp trong dịch vụ để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển đa dạng của giáo viên. 10,000 giám đốc và giáo viên mầm non sẽ được đào tạo trong vòng 3 năm trên toàn quốc. Mỗi tỉnh phải cung cấp một chuỗi đào tạo cho tất cả giám đốc và giáo viên trong vòng 5 năm.
Thực tế, tại Việt Nam, đến thời điểm này, chất lượng GDMN ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cũng đã có những cải tiến và từng bước nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay, ở những vùng tưởng chừng như rất thuận lợi như địa bàn đô thị, khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ thực tiễn. Nguyên nhân là do việc quá tải dân cư, nhập cư; sự phát triển nóng của đô thị, khu công nghiệp, điều kiện sinh hoạt, công việc của phụ huynh không giống nhau đặt ra bài toán về cơ sở vật chất cần được đáp ứng. Bộ GDĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng và an toàn trong giáo dục mầm non, cần tăng cường thanh tra chuyên đề đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ độc lập tư thục ở đô thị lớn và khu công nghiệp. Về đội ngũ nhà giáo, ngoài đầu tư phát triển đội ngũ thông qua các chương trình bồi dưỡng bài bản, cần quy định nghiêm về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý khi xảy ra vi phạm. Thúc đẩy xã hội hóa giáo dục là định hướng đúng đắn, tuy nhiên cần có sự kiểm soát, tránh buông lỏng giám sát chất lượng giáo dục tại các cơ sở ngoài công lập.
Nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn trong giáo dục mầm non là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh mới. Để thực hiện điều này, cần sự đồng hành và phối hợp của cả hệ thống – từ Trung ương đến địa phương, từ các nhà hoạch định chính sách đến từng nhà trường, từng giáo viên.
Hà Giang
Tài liệu tham khảo:
Bộ GDĐT (2021): Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập. lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục. https://chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205222&classid=1&typegroupid=6
Chính sách mới về giáo dục mầm non Trung Quốc. https://tapchigiaoduc.edu.vn/article/88119/225/chinh-sach-moi-ve-giao-duc-mam-non-o-trung-quoc-phan-2/