Những thách thức trong việc sử dụng phương pháp đọc chủ động của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Việt Nam

Trong một thời đại dồi dào về lượng thông tin, việc sở hữu khả năng đọc chủ động (Critical reading) vô cùng quan trọng. Khả năng này giúp người học tiếp thu và phân biệt nhiều loại thông tin một cách hiệu quả trong kỷ nguyên số. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra về cách sử dụng kỹ năng đọc, những khó khăn mà sinh viên gặp phải và tìm ra những phương pháp để làm tăng chất lượng giảng dạy trong hướng dẫn đọc.

Nghiên cứu về phương pháp đọc chủ động sử dụng thang phân loại Bloom, phân loại thành các khả năng nhận thức bậc thấp (biết, hiểu, ứng dụng) và bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá). Chiến lược này nhằm mục đích kiểm tra khả năng tư duy của sinh viên bằng cách tiến dần từ việc nhớ lại kiến ​​thức đơn giản đến đánh giá những kiến thức phức tạp. Trong giai đoạn đầu của cuộc khảo sát này, đối tượng tham gia là một nhóm sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh gồm 147 người tại một cơ sở giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thang phân cấp Bloom

Những người tham gia được nhận một bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu. Sau khi hoàn thành các câu trả lời, nhóm nghiên cứu chọn ra 12 cá nhân (5 nữ và 7 nam ở độ tuổi 18–22) dựa trên thành tích của sinh viên trong khóa học Đọc chủ động, được chia thành ba lớp: lớp 0–4, 5–7 và 8–10, để tham gia một cuộc phỏng vấn. Cách tiếp cận này có thể so sánh chi tiết về cách sinh viên ở các cấp lớp khác nhau nêu lên những trải nghiệm và quan điểm với mức độ thành công khác nhau trong khóa học này. Quy trình phỏng vấn bao gồm hai phần chính. Phần đầu tiên tập trung vào việc thu thập thông tin cơ bản từ những người tham gia. Sau đó, đưa ra các câu hỏi liên quan đến tần suất sử dụng phương pháp Đọc chủ động và những thách thức mà các sinh viên gặp phải khi áp dụng các chiến lược đọc hiểu trong khóa học của họ.

Quá trình thu thập kết quả cho thấy các sinh viên chủ yếu tham gia vào các kỹ năng tư duy bậc thấp, trong đó khả năng “Hiểu” là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Các sinh viên thể hiện sự tự tin trong các cấp bậc “Biết” và “Hiểu” nhưng gặp khó khăn trong việc sử dụng đến bậc “Tổng hợp” và “Đánh giá”, điều này cho thấy họ vẫn chưa thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán bậc cao. Nguyên nhân đến từ ngôn ngữ học thuật của các văn bản học thuật gây khó khăn trong việc hiểu, cản trở khả năng phân tích ý nghĩa mà bài viết truyền tải. Nhiều sinh viên còn thừa nhận đã sử dụng các công cụ như Google Translate để hỗ trợ đọc hiểu các bài báo học thuật. Cuộc khảo sát đã nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược giảng dạy nhằm nâng cao trình độ của sinh viên về các kỹ năng đọc chủ động bậc cao đặc biệt là về Đánh giá và Tổng hợp trong bối cảnh giáo dục Việt Nam.

Để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong đào tạo đọc chủ động cần có một cách tiếp cận hoàn chỉnh. Cách tiếp cận này bao gồm việc nâng cao trình độ ngôn ngữ, kết hợp các chiến thuật đọc chủ động ngay từ khi bắt đầu đi học. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo nên cung cấp hướng dẫn rõ ràng và kỹ lưỡng cũng như đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đọc chủ động. Nâng cao khả năng tiếp cận và phân tích hiệu quả của nó đối với sinh viên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các sinh viên trở thành những độc giả phê bình tự tin và có kỹ năng.

Hồng Anh lược dịch

Nguồn: Ha V. L, Thi A. D. Nguyen, Dinh H. N. Le, Phuong U. N. & Thi T. A. N (2024). Unveiling critical reading strategies and challenges: a mixed-methods study among English major students in a Vietnamese higher education institution.

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/2331186X.2024.2326732 

Bạn đang đọc bài viết Những thách thức trong việc sử dụng phương pháp đọc chủ động của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Việt Nam tại chuyên mục Nghiên cứu và Công bố quốc tế của Tạp chí Giáo dục. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng liên hệ SĐT: (+84)2462598109 hoặc gửi về hòm thư tapchigiaoduc@moet.gov.vn

Hội thảo quốc tế

Hội thảo quốc gia

Phòng, chống COVID-19